Phiên đấu giá công khai
Họa sĩ Châu Á, Các tác phẩm quan trọng [36]



Français
通稿
English


Phiên đấu giá lần thứ 36 – Họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 11 năm 2022 tới đây tại Neuilly-sur-Seine. Thông qua phiên đấu giá lần này, Aguttes vinh danh các tác phẩm của những nghệ sĩ đã từng theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tiên phong trên thị trường mỹ thuật Châu Á, Aguttes giới thiếu đến người yêu nghệ thuật một kiệt tác sơn mài của họa sĩ Nguyễn Khang cùng những tác phẩm đáng chú ý khác của các họa sĩ Mai Trung Thứ, Alix Aymé, Lê Phổ…


« Tiếp nối thành công của phiên đấu giá diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 10 vừa qua, với tổng giá trị giao dịch đạt gần 3 triệu euro*, Ban Châu Á của chúng tôi, tiên phong trên thị trường nghệ thuật Châu Á, sẽ giới thiệu tới các bạn những tác phẩm mới đáng chú ý và chưa từng được công bố… Sức hút của những nghệ sĩ này trên thị trường quốc tế ngày càng được nhân rộng qua từng phiên đấu giá được tổ chức bởi Aguttes từ gần 10 năm qua. »
Charlottes Aguttes-Reynier, chuyên gia về họa sĩ Châu Á




Lê Phổ (1907-2001), cầu nối giữa phương Đông và phương Tây

Là một họa sĩ nổi bật tại trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong các tác phẩm của mình, Lê Phổ thể hiện một sự kết hợp hoàn hảo giữa tranh lụa truyền thống của quê hương mình và ảnh hưởng của trường phái ấn tượng tại nơi ông sinh sống và làm việc - nước Pháp. Được Victor Tardieu, hiệu trưởng và nhà sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chú ý từ rất sớm, ông được mời tham gia Triển lãm Thuộc địa tại Paris vào năm 1931 và sau đó là Triển lãm Quốc tế vào năm 1937. Sau này, ông quyết định chuyển đến sống tại Pháp.




LÊ PHỔ (1907-2001)
Sự giác ngộ của Đức Phật, 1947
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên trái
86,5 x 114 cm
200 000 - 300 000 €




Trong suốt cuộc đời mình, họa sĩ luôn tìm cảm hứng sáng tác từ văn hóa truyền thống Việt Nam. Sự giác ngộ của Đức Phật  là tác phẩm làm theo đơn đặt hàng của một người bạn của ông là Phật tử  mộ đạo. Chủ đề này rất hiếm khi được họa sĩ khai thác, và càng đặc biệt hơn khi ông vẽ một bức tranh với kích thước lớn như vậy.




LÊ PHỔ (1907-2001)
Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn
Sơn dầu, ký tên ở góc dưới bên phải
60 x 72,6 cm
120 000 - 150 000 €



Một thời gian ngắn sau khi tới Pháp, Lê Phổ biết đến các họa sĩ như Renoir, Monet… Ấn tượng mạnh bởi kỹ thuật điêu luyện của Bonnard, ông tìm được nguồn cảm hứng và trau dồi kỹ thuật của mình. Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn là minh chứng hoàn hảo cho sự thay đổi trong phong cách của ông.



Nguyễn Khang (1912-1989), một họa sĩ hiếm thấy trên thị trường

Sinh tại Hà Nội năm 1912, Nguyễn Khang cùng với những tên tuổi lớn đã góp phần canh tân mỹ thuật hiện đại Việt Nam, trong đó phải kể đến kỹ thuật sơn mài.




NGUYỄN Khang (1911-1989)
Sơn mài, thếp vàng, ba tấm, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên phải
61 x 60.5 cm - 61 x 61 cm - 61 x 61.5 cm
Tổng kích thước : 61 x 183 cm



Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935, 5 năm sau họa sĩ Lê Phổ, Nguyễn Khang đã lựa chọn ở lại Việt Nam , nơi mà sự nghiệp vẽ tranh sơn mài của ông gặt hái nhiều thành công. Các tác phẩm của ông không xuất hiện nhiều trên thị trường quốc tế. Từ bức tranh sơn mài ba tấm này, toát lên sự bình yên và cảm xúc dịu dàng. Được hoàn thành ba năm trước ngày mất của họa sĩ, tác phẩm là minh chứng cho trình độ điêu luyện của ông, cả về kỹ thuật và mỹ thuật.



Mai Trung Thứ (1909-1980), nghệ sĩ được Aguttes phát hiện

35 phiên đấu giá đã qua đã đưa các tác phẩm của Mai Trung Thứ ra ánh sáng, những tác phẩm lâu nay luôn được giữ kín. Là một họa sĩ Việt Nam tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông tới Pháp sinh sống vào cuối những năm 1930. Từ những bức chân dung các cô gái trẻ đến những tranh phụ nữ và phong cảnh, ông luôn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình, và hình tượng người phụ nữ đã trở thành chủ đề sáng tác yêu thích của ông. Sự đa dạng trong chủ đề sáng tác được giới thiệu trong phiên đấu giá ngày 28 tháng 11 tới đây sẽ phản ánh nhiều khía cạnh xã hội qua góc nhìn của ông.




Mai Trung Thứ (1906-1980)
Thiếu nữ cắm hoa sen, 1943
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên trái
59.6 x 43 cm
350 000 - 500 000 €



Sự hoàn hảo trong tác phẩm Thiếu nữ cắm hoa sen thể hiện sự khéo léo của Mai Trung Thứ và kỹ thuật vẽ mực nho trên lụa tuyệt vời của họa sĩ. Ở đây, ông làm nổi bật lên sự thanh lịch của một phụ nữ châu Á ngồi trong căn phòng, cô đang chuẩn bị cắm hoa vào một chiếc bình được trang trí trang nhã.





Mai Trung Thứ (1906-1980)
Hai đứa trẻ, 1941
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc trên bên trái
42.8 x 27.5 cm
130 000 - 160 000 €



Hai đứa trẻ đọc sách được sáng tác vào năm 1941, miêu tả cảnh truyền thụ kiến thức. Trong tranh, hai đứa trẻ đang say sưa học bài, chìm đắm vào những trang sách đặt trên chiếc bàn bằng gỗ. Cả hai đứa trẻ dường như đang chăm chú suy nghĩ, và bằng cách thể hiện tác phẩm trên phông nền màu sắc rực rỡ, họa sĩ như muốn khán giả hòa mình vào tác phẩm, lắng nghe câu chuyện được kể lại từ một trong hai nhân vật.





Mai Trung Thứ (1906-1980)
Giai điệu, 1950
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên trái, tiêu đề và ngày sáng tác ơ mặt sau
49,8 x 61 cm
250 000 - 350 000 €



Bản thân là một nhạc công, Mai Trung Thứ có thể chơi độc huyền cầm, một nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, ông cũng thường vẽ độc huyền cầm trong các tác phẩm của mình. Trong tác phẩm Giai điệu, một thiếu nữ đang chơi đàn nguyệt, một loại nhạc cụ có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên còn được gọi là nguyệt cầm



 


Mai Trung Thứ (1906-1980)
Thiếu nữ bên bàn viết, 1961
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên phải. Khung tranh nguyên bản do họa sĩ chế tác
28.8 x 18.8 cm
80 000 - 100 000 €



Trong tác phẩm Thiếu nữ bên bàn viết, thiếu nữ trên tay cầm chiếc quạt vẽ hoa cỏ, tay chống trên bàn, cô đang đọc lại những ghi chú của mình, những chiếc cọ viết  được xếp gọn trong chiếc lọ bằng sứ trắng men xanh kiểu truyền thống.





Mai Trung Thứ (1906-1980)
Những cô gái trẻ lao động, 1974
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc trên bên trái, tiêu đề và ngày sáng tác ở mặt sau
65 x 27 cm
120 000 - 150 000 €



Trăn trở bởi tình hình chính trị nước nhà, Mai Trung Thứ luôn vẽ về những con người Việt Nam trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm được sáng tác chỉ một năm trước ngày kết thúc chiến tranh tại Việt Nam. Trong tranh, hai thiếu nữ đang đứng ăn vận đơn giản, có lẽ là dân du kích. Sự trong sáng từ đường nét và sự dịu dàng trên gương mặt của người thiếu nữ được tô điểm bởi màu sắc tươi mát, mang đến tinh thần lạc quan cho tác phẩm.



Bộ sưu tập tư nhân – Thụy Sĩ

Tại phần hai của catalogue, một phần trong bộ sưu tập của một nhà công nghiệp Thụy sĩ, chủ sở hữu nhiều nhà máy tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 20 sẽ được giới thiệu tới các bạn. Trong vô vàn những chuyến công tác tới Hà Nội và Sài Gòn những năm 1990 – 2000, ông đã quen biết nhiều nghệ sĩ và thường xuyên lui tới xưởng vẽ của họ. Với niềm đam mê nghệ thuật hiện đại và đương đại Việt Nam, ông sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật và khiến bộ sưu tập cá nhân của mình ngày càng trở nên phong phú.





Họa sĩ Châu Á, Các tác phẩm quan trọng


Phiên đấu giá công khai
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022, vào lúc 14h30

Triển lãm tự do
Từ thứ hai ngày 21 đến thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2022
10 h - 13 h và 14 h – 17 h 30


Charlotte Aguttes-Reynier
Chuyên gia về họa sĩ châu Á
+33 1 41 92 06 49 - reynier@aguttes.com