Vũ Cao Đàm (1908-2000)

Lot 14
Aller au lot
Estimation :
150000 - 250000 EUR
Résultats avec frais
Résultat : 203 250EUR
Vũ Cao Đàm (1908-2000)
*L’anneau de jade, circa 1950 Gouache et encre sur soie, signée en bas à droite 54 x 44.8 cm - 21 1/4 x 17 5/8 in. Une attestation d’inclusion au catalogue raisonné de l’artiste actuellement en préparation par Charlotte Aguttes-Reynier pour l’association des Artistes d’Asie à Paris sera remise à l’acquéreur PROVENANCE Famille de l’artiste Vente Christie’s Hong Kong, 29 novembre 2010 Collection du Dr D., Asie Bức L’anneau de jade đề cập đến một đoạn thơ trong Truyện Kiều, một bài thơ lục bát của đại thi hào Việt Nam Nguyễn Du (1765-1820) vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, ông đã viết tác phẩm này trong một đêm duy nhất với cái giá là tóc của ông đã bạc trắng vào ngày hôm sau. Được viết bằng thể thơ lục bát đặc trưng của người Việt, bài thơ này là một trong những tác phẩm Việt Nam được nhiều người đọc nhất và được xếp vào vị trí của một kho tàng văn học dân tộc. Bài thơ là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, qua đó lưu giữ giá trị truyền thống Việt Nam trường tồn và lan tỏa ra nước ngoài. Dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo, cốt truyện xoanh quanh các nhân vật cổ của Trung Quốc. Pha trộn những ảnh hưởng của Trung Hoa và những giá trị truyền thống của Việt Nam, bài thơ này kể về câu chuyện của một cô gái trẻ xinh đẹp với tài năng xuất chúng, Thúy Kiều. Kim Trọng, người đã chọn hy sinh bản thân mình vì lòng hiếu thảo và sự tồn vong của gia đình Kiều, phải đối mặt với nhiều bi kịch. Theo quan niệm Nho giáo, gia đình là phần mở rộng của một cá nhân, nên lòng hiếu thảo là giá trị hàng đầu. Nền tảng của Nho giáo đã chỉ ra rằng mối quan hệ ràng buộc thứ bậc có ý nghĩa thiết yếu đối với sự vận hành trơn tru của xã hội.Nếu Truyện Kiều kể về những giây phút đen tối thì Vũ Cao Đàm lại khơi gợi cảm hứng từ một đoạn văn lãng mạn. Thúy-Kiều (Kiều) bắt gặp Kim-Trọng (Kim) khi nàng đang đi dạo với hai em của mình. Nguyễn Du miêu tả lần xuất hiện đầu tiên của chàng thư sinh bằng những từ ngữ sau: “Dùng dằng nửa ở nửa về, Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần Trông chừng thấy một văn nhân Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng. Đề huề lưng túi gió trăng, Sau lưng theo một vài thằng con con. Tuyết in sắc ngựa câu dòn, Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời. Nẻo xa mới tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa, tới nơi tự tình Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao.” Hai tâm hồn trẻ tuổi Kiều và Kim say mê nhau. Tuy vậy, những định kiến của xã hội phong kiến thời bấy giờ không cho phép họ được trò chuyện trực tiếp, nhưng cuộc gặp gỡ ngọt ngào này không khỏi ám ảnh tâm trí họ. Chính ở khoảnh khắc này, Vũ Cao Đàm đã vẽ lên khung cảnh tình yêu đôi lứa bị ngăn cấm. Sau khi lẻn vào một ngôi nhà trong làng gần đó để tiếp cận với cô gái hết mực xinh đẹp, người mà «Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh», Kim tìm thấy gần một tòa nhà kín cổng cao tường, một chiếc trâm cài tóc bằng vàng, một biểu tượng của sự trinh tiết, của nàng Kiều. Chẳng mấy chốc, bóng dáng duyên dáng của Kim xuất hiện trong khu vườn phía xa. Người nghệ sĩ mô tả khoảnh khắc này trong bức L’anneau de jade: “Vội về thêm lấy của nhà, Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông. Bậc mây rón bước ngọn tường, Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe? Sượng sùng giữ ý rụt rè, Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu. Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp nhau. Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.” Với sự dịu dàng và duyên dáng tuyệt vời, Vũ Cao Đàm đã phô bày được lời tuyên bố tình yêu của chàng trai trẻ. Mặc dù ta có thể nhận ra khoảnh khắc này nhờ bối cảnh dàn dựng khá tài tình, tuy nhiên, một số chi tiết thể hiện tính tự do sáng tạo của nghệ sĩ. Thật vậy, hai chiếc nhẫn vàng được thay thế bằng một chiếc nhẫn ngọc, tượng trưng cho sự trong sạch theo quan niệm của Nho giáo. Một loại đá mang tính biểu tượng cao, mang tính quyền quý và tâm linh, nó nhấn mạnh sự tôn trọng của nghệ sĩ đối với nền văn hóa nước mình. Một ấn tượng về sự tinh tế toát ra từ bố cục. Việc lựa chọn lụa làm chất liệu hỗ trợ cho phép các yếu tố kết hợp mềm mại, tôn lên khung cảnh mang đầy chủ nghĩa lãng mạn. Các nhân vật với hình bóng duyên dáng mang một nét kiêu kỳ và một sự sang trọng nhất định. Khuôn mặt tròn đầy, hài hòa duyên dáng. Bảng màu bao gồm các tông màu phấn làm thăng hoa tấm lụa và nhắc nhở chúng ta về tài năng tuyệt vời của người nghệ sĩ trên mọi chất liệu. Mặc dù chủ đề này đã được Vũ Cao Đàm sử dụng nhiều lần, nhưng tác phẩm này đặc biệt nổi bật ở chất lượng mực và màu trên lụa, thuộc loại bậc thầy, hoàn hảo. Thật vậy, trong hơn 20 năm, người họa sĩ đã nỗ lực hết mình để tìm kiếm sự hoàn hảo trong cách vẽ trên lụa và bức tranh này là minh chứng cho t
Mes ordres d'achat
Informations sur la vente
Conditions de vente
Retourner au catalogue