La revue 
PHIÊN ĐẤU GIÁ NGHỆ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ 34 « CÁC HỌA SĨ CHÂU Á »

English
通稿
Français
 
Đất nước Việt Nam và Lào lại một lần nữa được nhà đấu giá Aguttes vinh danh với phiên đấu giá lần thứ 34 « Họa sĩ Châu Á – Các tác phẩm quan trọng » được diễn ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm 2022. Những tên tuổi lớn của nền hội họa Việt Nam như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu và Alix Aymé đều có mặt trong lần đầu giá này.


 
LE PHO (1908-2000) 
 
Là một nghệ sĩ lớn tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Lê Phổ thể hiện sự kết hợp hoàn hảo giữa tranh lụa truyền thống của quê hương nơi ông được sinh ra, Việt Nam, và những trường phái ấn tượng của đất nước mà ông sinh sống, nước Pháp. Trong số các tác phẩm của ông, bức Thiếu nữ trong vườn được vẽ bằng mực nho và màu trên lụa, vào khoảng những năm 1940. Đây là tác phẩm đặc trưng cho thời kỳ này, khi kỹ năng sử dụng mực và màu trên lụa của họa sĩ đã đạt đến độ chuẩn mực. Không chỉ diễn đạt lại những điểm chính theo trường phái kiểu cách bằng những chuyển động mềm mại, ông còn sáng tạo những khung cảnh mới lạ, nhằm nắm bắt khoảnh khắc và vẻ đẹp của người thiếu nữ Việt Nam. Chủ đề của tác phẩm phù hợp hơn với thị hiếu của các họa sĩ Việt Nam thế kỷ 20, thể hiện vẻ đẹp của thiếu nữ qua những đường cong uyển chuyển, như cách mà danh họa Ingres (họa sĩ người Pháp theo trường phái Tân cổ điển thế kỷ 19) thể hiện những người phụ nữ trong tranh cùa ông. Hình tượng người phụ nữ là một trong những chủ đề yêu thích của những họa sĩ này, với tư thế toàn thân hoặc bán thân, ở trong nhà hay ngoài trời, thậm chí là tranh phụ nữ khỏa thân.


LE PHO (1907-2001)
Thiếu nữ bên giàn trầu không, khoảng 1940 
Mực nho và màu trên lụa, chữ ký ở góc trên bên trái 
30 x 24 cm 




Chủ đề khác cũng được những họa sĩ đương đại Việt Nam yêu thích đó là tĩnh vật, đặc biệt là những bó hoa có sự xuất hiện của những loài hoa truyền thống của vùng Viễn đông. Ví dụ như loài hoa cúc, biểu tượng cho hạnh phúc và sự trường tồn trong văn hóa Việt Nam, đã được Lê Phổ vẽ trong một chiếc bình albarello, loại bình đựng thuốc thường được sử dụng ở Châu Âu. Hai thế giới được kết nối bởi một kỹ thuật pha trộn giữa truyền thống Á Đông và truyền thống Tây Âu, đó là việc sử dụng màu dầu, màu bột và mực nho trong cùng một bức toan. Một tác phẩm khác được vẽ bằng bột màu và mực nho của họa sĩ Vũ Cao Đàm, được ví như cầu nối giữa hai truyền thống nghệ thuật, cũng thể hiện đề tài những bông hoa cúc. 





LE PHO (1907-2001)
Cúc đại đóa (bình thuốc) 
Màu dầu, mực nho và bột màu trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên trái, tiêu đề ở mặt sau 
66 x 39.5 cm 






VU CAO DAM (1908-2000)
Hoa cúc 
Bột màu và mực nho trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên phải 
46 x 34 cm - 18 1/8 x 13 3/8 in. 




Một tác phẩm màu dầu trên toan khổ lớn và đầy màu sắc vẽ rất nhiều bình hoa. Đây là tác phẩm đại diện cho giai đoạn sáng tác cuối cùng của Lê Phổ : màu bột đã dần biến mất và được thay thế bằng màu dầu, ông sử dụng những tông màu rực rỡ và sống động hơn, và thay thế lụa bằng toan. 





LE PHO (1907-2001)
Hoa tươi 
Màu dầu trên toan, chữ ký ở góc dưới bên phải 
90 x 116 cm 




Trong phiên đấu giá lần này, một bức toan rất đáng chú ý của họa sĩ cũng được giới thiệu, là sự pha trộn giữa nhiều chủ đề cổ điển của hội họa Việt Nam thế kỷ 20. Trong tranh là một người phụ nữ trẻ, mặc chiếc váy xanh lá, thân hình duyên dáng yêu kiều. Một đứa trẻ đứng bên cạnh thiếu phụ, gợi nhớ tới hình ảnh tình mẹ con, chủ đề thường có trong những tác phẩm đương đại của Lê Phổ. Hai nhân vật được ngăn cách bởi một bình hoa lớn màu vàng trên bàn. 





LE PHO (1907-2001)
Thiếu phụ váy xanh và em bé bên đóa hoa vàng 
Màu dầu trên toan, chữ ký ở góc dưới bên trái 
65.5 x 81 cm




MAI TRUNG THU (1906-1980) 
 
Cuối cùng, hai bức tranh lụa khổ rất lớn của Mai Trung Thứ cũng được giới thiệu ở phiên đấu giá lần này. Được vẽ trong những năm đầu họa sĩ tới Pháp, các tác phẩm này mang sắc màu nhẹ nhàng hơn những bức tranh mà họa sĩ sáng tác trong khoảng thời gian sau đó, với sắc xanh đen ngả xanh lá trong bức Tình ca ánh trăng và sắc xanh lá nhạt trong bức Ngoài trời. Những gương mặt trái xoan khác biệt với các nhân vật được vẽ ở thời kỳ sau, như trong tác phẩm Thiếu nữ bên hoa : những đường nét mềm mại hơn, như hai chữ C lồng vào nhau. Hình khối và chất liệu được lưu ý nhiều hơn, nếp gấp trên từng tấm vải cũng được thể hiện rõ nét. 






MAI TRUNG THU (1906-1980)
Tình ca ánh trăng, 1943 
Mực nho và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc dưới bên phải 
55 x 46.4 cm 






MAI TRUNG THU (1906-1980)
Ngoài trời, khoảng 1940-1945 
Mực nho và màu trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên trái, tiêu đề ở mặt sau 
73 x 53.8 cm 






MAI TRUNG THU (1906-1980)
Thiếu nữ bên hoa, 1953 
Mực nho và màu trên lụa, chữ ký và ngày tháng sáng tác ở góc trên bên trái 
26.7 x 19.7 cm 




Mai Trung Thứ cũng thực hiện một bức tranh khổ nhỏ vào năm 1972. Trong tranh, bốn đứa trẻ đang thầm thì với tất cả sự trong sáng ngây thơ vẫn thường có trong các tác phẩm của ông. Những đứa trẻ và những khung cảnh thể hiện nơi nhiều thế hệ cùng chung sống là chủ đề tiêu biểu trong các tác phẩm của Mai Trung Thứ, điển hình là bức tranh mực và màu trên lụa có tựa đề Người bà được sáng tác vào năm 1976. Bức tranh vẽ một người phụ nữ có tuổi đang nói về món đồ trang sức gia truyền mà bà đeo trên cổ, dưới cái nhìn đầy thích thú của hai cô gái trẻ bên cạnh bà. 





MAI TRUNG THU (1906-1980)
Những đứa trẻ thầm thì, 1972 
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc trên bên trái 
6.3 x 20.5 cm 






MAI TRUNG THU (1906-1980)
Người bà, 1976 
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày sáng tác ở góc trên bên phải 
22 x 47 cm 




LE THI LUU (1907-2001) 
 
Lê Thị Lựu là nữ họa sĩ mang tầm ảnh hưởng quan trọng ở Việt Nam. Là một trong những nữ họa sĩ hiếm hoi từng theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cũng là nữ họa sĩ đầu tiên đã đi theo con đường hội họa chuyên nghiệp. Sự dịu dàng trong những hình thái và sắc màu được thể hiện một cách triệt để trong tác phẩm Thiếu phụ hái chè, được tô điểm bằng sự mềm mại trong cử chỉ của những người phụ nữ hái chè. 






LE THI LUU (1911-1988)
Thiếu phụ hái chè 
Mực và bột màu trên lụa, chữ ký ở góc dưới bên phải 
45.8 x 38.4 cm 


 

ALIX AYME (1894-1989)

Phiên đấu giá mang tới cho những người tham dự một trong những bằng chứng hiếm hoi cho cuộc Triển lãm Thuộc địa Quốc tế tại Paris (1931) bao gồm 4 bức sơn dầu trên toan của Alix Aymé. Là một họa sĩ có niềm đam mê với Đông Dương, Alix Aymé được chính phủ Pháp cử sang Lào năm 1929. Mục đích của chuyến đi này là để du lịch và tìm hiểu về cuộc sống của người Lào thuộc mọi sắc tộc. Tài liệu và những bản phác thảo mà bà thực hiện tại chỗ cho phép bà thực hiện trang trí Khu trưng bày Lào tại Triển lãm Thuộc địa. Kết thúc sự kiện, các tác phẩm trang trí gồm 47 bức toan đã phân tán khắp nơi. Bốn bức trong số đó xuất hiện trở lại vào ngày hôm nay. Qua những bức vẽ này, chúng ta có thể thấy cuộc sống đặc sắc của các dân tộc Lào. Nắm bắt từng khoảnh khắc, Thiếu nữ Moï và Cặp tình nhân người Kha được ví như khung cửa sổ mở ra những vùng đất xa xôi của Lào. 





ALIX AYME
(1894-1989)
Thiếu nữ Moï 
Sơn dầu trên toan 
55 x 46.5 cm 






ALIX AYME (1894-1989)
Hàng phượng vĩ bên bờ Mê-kông, Viêng Chăn  
Sơn dầu trên toan 
59.8 x 70 cm 






ALIX AYME (1894-1989)
Thiếu nữ Lào bên túp lều tranh, 1930 
Sơn dầu trên toan 
78 x 54 cm 






ALIX AYME (1894-1989)
Đôi tình nhân người Kha, 1930 
Sơn dầu trên toan 
54.4 x 66 cm




Alix Aymé cũng được biết đến với tài năng vẽ tranh sơn mài. Bà đã học kỹ năng vẽ sơn mài tại Nhật Bản trong một chuyến du lịch. Với tài năng thiên bẩm cùng sự rèn luyện không ngừng nghỉ, bà đã được mời làm giáo sư giảng dạy về sơn mài tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (ENSBAI). Bức Tình mẫu tử trên nền vàng là minh chứng tiêu biểu cho tài năng hội họa và việc hiện thực hóa quan điểm văn hóa giữa một kỹ thuật Viễn Đông và một đề tài đậm chất Châu Âu. 





ALIX AYME (1894-1989)
Tình mẫu tử trên nền vàng 
Sơn mài và dát vàng, chữ ký ở góc dưới bên phải 
39.7 x 40 cm 







 


THÔNG TIN HỮU ÍCH 
 
Họa sĩ Châu Á, Những tác phẩm quan trọng [33] 

  
Đấu giá công khai : 
Aguttes
• 164 bis, avenue Charles-de-Gaulle - Neuilly-sur-Seine 
Thứ tư ngày mùng 1 tháng 6 năm 2022 
 
 
Charlotte Aguttes-Reynier 
Chuyên gia về Họa sĩ Châu Á 
+33 1 41 92 06 49 • reynier@aguttes.com