Tin tức
Nghệ thuật hiện đại Đông Dương. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945), bởi Charlotte Aguttes-Reynier


Français
通稿
English

Nhà xuất bản nghệ thuật In fine sẽ phát hành vào ngày mùng tháng 11 năm 2023 tác phẩm "Nghệ thuật hiện đại Đông Dương. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945)", một tác phẩm được lên ý tưởng và soạn thảo bởi chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier. Đây là ấn phẩm đầu tiên đề cập một cách toàn diện về vai trò của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, hứa hẹn sẽ là một sự kiện đáng chú ý. Cuốn sách được phát hành nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường, trở thành cầu nối thực sự giữa phương Đông và phương Tây.
 

 
Chiếu sáng lịch sử nghệ thuật hiện đại tại Đông Dương

“Tạo ra và củng cố một thị trường cũng có nghĩa là phải nghiên cứu nó. Song song với phiên đấu giá  lần thứ 39 mang chủ đề « Họa sĩ châu Á », Charlotte Aguttes-Reynier cũng thực hiện cuốn sách (này)…”
Clémentine Pomeau-Peyre, « Émergences d’Asie », Challenges, ngày 31 tháng 8 năm 2023, số 795

Để chuẩn bị chào mừng kỷ niệm một trăm năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Charlotte Aguttes-Reynier, thông qua 432 trang sách, đã nói về những đóng góp của ngôi Trường tới Lịch sử Nghệ thuật quốc tế, và chia sẻ thành quả sau mười năm kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn của bà về nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Trong cùng một tác phẩm, chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật hiện đại châu Á đã viết về những nhân vật chính của trường trong giai đoạn nổi bật từ năm 1925 đến năm 1945, đến những cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, Sài Gòn hay Paris và sự đón nhận của giới phê bình nghệ thuật. 319 hình ảnh minh họa, 28 tiểu sử của các học sinh và giáo viên cùng nhiều tài liệu lưu trữ trở thành nòng cốt cho những luận điểm của bà. Tác giả cũng mở cho chúng ta cánh cửa dẫn tới nhiều bộ sưu tập tư nhân và bảo tàng…

Được viết bằng ba thứ tiếng, cuốn sách hé lộ một phần của Lịch sử Nghệ thuật Quốc tế đã bị che khuất suốt hơn bảy mươi năm qua. Từ Inguimberty đến Alix Aymé, từ Nguyễn Phan Chánh đến Vũ Cao Đàm, qua Mai Trung Thứ và Lê Phổ, dù là giáo viên hay học sinh, họ vẽ, sơn, điêu khắc, cho ra đời các tác phẩm sơn mài, các cuộc triển lãm... Điều hành bởi Victor Tardieu và sau đó là Evariste Jonchère, từ năm 1925 đến năm 1945, ngôi trường này đã trải qua một thời kỳ thi đua nghệ thuật vô cùng sôi nổi, khơi nguồn cho sự canh tân nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Charlotte Aguttes-Reynier chú trọng diễn giải những bước đi quan trọng giúp hình thành nên tầng lớp nghệ sĩ ưu tú mà Tardieu vẫn luôn mong chờ, và làm sáng tỏ những vùng tối che phủ sự phong phú và tầm quan trọng của nền nghệ thuật trong thời kỳ này tại Đông Dương.

« Công tác quảng bá tác phẩm của các nghệ sĩ đã có sự thành công nhất định khi tên tuổi của những họa sĩ này cuối cùng đã được đông đảo công chúng chú ý tới. Dự án đã hỗ trợ thực hiện và nhân rộng nhiều cuộc triển lãm của các tổ chức và cơ quan. Hành động của tôi chính là tia sáng đánh thức ngọn lửa đã tắt quá lâu. » Charlotte Aguttes-Reynier, L’Art moderne en Indochine, In Fine éditions d’art, 2023, tr.18.


Order your copy


Giá đã bao gồm thuế: 75 €
Mô tả :
Bìa : Bìa bồi cứng
Số trang: 432
Hình minh họa: 319
Kích thước: 22 x 32 cm
Ngôn ngữ : am ngữ Pháp-Anh-Việt
Nhà xuất bản: In Fine éditions d’art


Những nhân tố chính của dự án xuất bản
Nghệ thuật hiện đại Đông Dương, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945) là bằng chứng cho những đóng góp của thị trường nghệ thuật cho lịch sử nghệ thuật và động cơ thúc đẩy nghiên cứu về một ngôi trường đã bị lãng quên từ lâu.

Tác giả, Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về nghệ thuật hiện đại châu Á, giữ chức vụ Chủ tịch Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris (AAP) kể từ năm 2019. Tại Hiệp hội (tổ chức văn hóa phục vụ cho lợi ích cộng đồng), bà tập trung nghiên cứu và tổng hợp tài liệu về nhiều khía cạnh của nghệ thuật hiện đại châu Á, đặc biệt là các tác phẩm của nghệ sĩ Mai Trung Thứ, Lê Phổ và Vũ Cao Đàm. Tại nhà đấu giá Aguttes, Charlotte Aguttes-Reynier đã dành 10 năm cống hiến cho sự nghiệp của những nghệ sĩ thu hưởng hai nền giáo dục Trung Quốc / Pháp hay Việt Nam / Pháp. Bắt đầu gia nhập công ty gia đình vào năm 1996, bà tập trung chuyên môn vào nghệ thuật hiện đại kể từ những năm 2000 và song hành cùng sự phát triển của ban Nghệ thuật Cổ điển. Kể từ năm 2013, bà nghiên cứu thúc đẩy mua bán các tác phẩm của những nghệ sĩ đến từ châu Á. Bà góp phần vinh danh khoảng 70 nghệ sĩ, giám định và bán đấu giá khoảng 1000 tác phẩm hội họa, sơn mài và điêu khắc.

Nhà xuất bản, In Fine éditions d’art, chuyên phát hành các ấn phẩm nghệ thuật và catalogue triển lãm. Là đơn vị trực thuộc Société française de Promotion Artistique (Tổ chức Xúc tiến Nghệ thuật của Pháp) – SFPA (cơ quan phát hành các ấn phẩm của nhà xuất bản Connaissance des Arts và In Fine éditions d’art), thuộc tập đoàn báo chí Les Échos – Le Parisien, một nhánh truyền thông của Tập đoàn LVMH.

Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu trên thị trường các nghệ sĩ đến từ châu Á
Ban Họa sĩ Châu Á, điều hành bởi chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier, từ hơn 10 năm qua đã đưa ra ánh sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Châu Á thế kỷ XX còn ít được biết đến và thường xuyên ghi nhận nhiều kỷ lục thế giới mới. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp nhà đấu giá đạt được vị thế hàng đầu Châu Âu trên thị trường hội họa Châu Á, thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của người mua quốc tế. Hiện nay Aguttes có 9 nhân viên làm việc về mảng châu Á.

Ban « Họa sĩ châu Á » qua những con số
-    10 năm kinh nghiệm
-    Khoảng 70 nghệ sĩ được giới thiệu
-    Hơn 1000 tác phẩm hội họa, sơn mài và điêu khắc được thẩm định
-    Hơn 115 tác phẩm do họa sĩ Mai Trung Thứ sáng tác được thẩm định và giới thiệu
-    Khoảng 150 bức tranh của Lê Phổ được nghiên cứu và bán đấu giá
-    Gần 100 tác phẩm của Vũ Cao Đàm được giới thiệu trong danh mục bán đấu giá
-    Phiên đấu giá lần thứ 40 đang được chuẩn bị : ngày 30 tháng 11 năm 2023


Charlotte Aguttes-Reynier giới thiệu một vài tác phẩm trước thềm phiên đấu giá được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 10 năm 2020. Các tác phẩm đạt tổng giá trị 3.7 triệu euro. Ở giữa, một sáng tác của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) với mức giá 1.1 triệu euro, đạt vị trí thứ 2 cho kỷ lục về giá của nghệ sĩ.

4 trong số rất nhiều những kỷ lục thế giới


Lê Phổ (1907-2001). Đạt mức giá 1.165 triệu euro, đứng vị trí thứ 2 cho kỷ lục thế giới về giá của họa sĩ, ngày mùng 6 tháng 10 năm 2020


Nguyễn Nam Sơn (1890-1973). Đạt mức giá 565 000 euro, kỷ lục thế giới về giá của họa sĩ, ngày 22 tháng 10 năm 2018


Lương Xuân Nhị (1913-2006) Đạt mức giá 756 000 euro, kỷ lục thế giới về giá của họa sĩ, ngày 30 tháng 9 năm 2021



Mai Trung Thứ (1906-1980). Đạt mức giá 718 000 euro, vị trí thứ 2 cho kỷ lục thế giới về giá của họa sĩ, ngày 30 tháng 9  năm 2021.