Vente
Alix Aymé Người giữ bản sắc dân tộc trong tranh
Đấu giá công khai
Ngày 2 tháng 6 năm 2022 tại Neuilly-sur-Seine, Pháp


English
Français 

 
Alix Aymé đã từng ba lần tới thăm vương quốc Lào. Lần đầu tiên vào năm 1923. Lần thứ hai vào mùa hè năm 1928 để theo học ngành trang trí tại Cung điện hoàng gia Luang Prabang. Một lần thứ ba vào tháng 7 năm 1929, trong một chuyến công du kéo dài tới đầu năm 1931. Trong khoảng thời gian này, bà đã thực hiện việc trang trí một căn phòng trong Cung điện hoàng gia Luang Prabang, cũng như thực hiện phần lớn các tác phẩm được trưng bày tại cuộc Triển lãm Thuộc địa. Trong chuyến đi này, bà đã tới tận Muong Sing, biên giới giữa Trung Quốc và Miến Điện.

Tổng cộng, có hơn 60 tác phẩm của Alix Aymé có mặt tại Triển lãm Thuôc địa, trong đó 55 tác phẩm được trưng bày tại Khu triển lãm văn hóa Lào (47 bức toan và 8 bức màu nước), những bức tranh khác được trưng bày tại phòng tranh, tại khu tái dựng lại đền Angkor. Đa phần những tác phẩm này được vẽ trên toan, những cũng có một vài bức tranh lụa và màu nước. Bốn bức tường của khu triển lãm văn hóa Lào phủ kín tranh của bà. Trong đó, nổi bật là bức tranh khổ rất lớn, khoảng 1,5m x 3m, tái hiện lại một cảnh sinh hoạt thường ngày tại Luang Prabang, giống với phong cách trang trí bà đã thực hiện tại Cung điện hoàng gia. Bức tranh đó tới nay vẫn chưa từng xuất hiện trở lại. Những tác phẩm còn lại, đa phần vẽ phong cảnh và chân dung các dân tộc Lào khác nhau, với mục đích nhấn mạnh tính đa dân tộc đặc trưng của đất nước này.

Sau khi triển lãm kết thúc, 30 trong số 47 bức toan của Alix đã quay trở lại Lào, và mất dấu cho đến tận bây giờ. Không một tác phẩm nào của Alix Aymé được lưu trữ tại Bảo tàng Thuộc địa – lúc bấy giờ đang trong quá trình xây dựng, khiến việc gìn giữ 4 tác phẩm được đem ra đấu giá lần này của gia đình họa sĩ trở nên càng có giá trị.






ALIX AYME 
(1894-1989) 
Les jeunes filles Moï, 1930
Huile sur toile 
55 x 46.5 cm 


XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của gia đình họa sĩ, được mua lại sau khi cuộc Triển lãm Thuộc địa tại Paris kết thúc và được lưu giữ trong nội bộ gia đình kể từ đó.
TRIỂN LÃM
1931, Triển lãm Thuộc địa tại Paris, Khu trưng bày của Lào

 


« Những hiểu biết của bà về Viễn Đông, về phong cách trang trí của Trung Quốc và Nhật Bản mà vẻ đẹp và sự kỳ ảo hòa quyện cùng những giá trị truyền thống đã thúc đẩy bà tìm kiếm những thanh sắc của tự nhiên và diễn đạt chúng với một phong cách đơn giản và rõ ràng ».
Marcel Aymé



Năm 1929, cuốn Đông Dương Tạp chí minh họa đã dành một bài viết về Alix Aymé, có tựa đề « Bà Alix de Fautereau, một họa sĩ Đông Dương », để nói về hành trình li kì và đầy khác biệt của một nữ họa sĩ trẻ mang cái nhìn dân tộc học





Croquis d’Alix Aymé (dite Hava) rapporté dans Revue indochinoise illustrée n°62, mars 1932



Sau khi theo học tại Học viện âm nhạc Toulouse, cô gái trẻ Alix Hava trở thành học trò của Maurice Denis, người đứng đầu nhóm họa Nabi. Cô tham gia trang trí Nhà hát Champs Elysées – một kiệt tác của phong cách Nghệ thuật trang trí mới, bên cạnh những bậc thầy hội họa vĩ đại, những người đi tiên phong ở Paris như Bourdell, Ker-Xavier Roussed hay Edouard Vuillard. Khi đến vùng Bretagne, không xa nhà trọ Gloanec, cô đắm chìm trong những hồi ức về Gauguin. Cô cũng bắt đầu học về tranh khắc gỗ từ khi đó.




Œuvre en rapport : Paul Gauguin, Deux femmes tahitiennes, 1899, Metropolitan Museum of Art



Trong suốt sự nghiệp của mình, Alix thường lui tới với giới tri thức, văn học và nghệ thuật Paris. Nhờ vậy, bà làm quen với Foujita và Saint – Exupéry. Nhưng bà vẫn gần gũi hơn cả với Maurice và thường xuyên viết thư cho ông. Bà cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách của ông, nhất là trong việc sử dụng màu sắc. Là một nghệ sĩ đương đại, Alix Aymé cũng được biết đến như một người yêu thích du lịch. Từ khi còn rất trẻ, bà đã đi khắp các vùng biển và đại dương, từ những bờ biển Địa Trung Hải cho tới hòn đảo Martinique. Cùng với người chồng đầu tiên, ông Paul de Fautereau-Vassel, bà tìm hiểu về Châu Á và nảy sinh niềm đam mê vô tận với nền văn hóa Viễn Đông này. Kể từ năm 1921, bà gắn bó với trường Cao đẳng Mỹ thuật tại Hà Nội. Bà bắt đầu tìm hiểu về các kỹ thuật vẽ tranh phương Đông khác, bao gồm tranh lụa và tranh sơn mài. Cùng với Inguimberty, bà đã đóng góp rất nhiều cho việc đưa tranh sơn mài quay trở lại giảng dạy tại trường. Năm 1931, khi tái hôn với Georges Aymé, anh trai của nhà văn Marcel Aymé và là Tổng chỉ huy Quân đội tại Đông Dương, , Alix de Fautereau đã trở thành bà Alix Aymé. Bà tiếp tục sự nghiệp hội họa trên mảnh đất mà bà đã dành thật nhiều tình cảm đặc biệt. Gần gũi với quốc vương của Luang Prabang, bà đã được mời trang trí phòng tiếp khách trong Cung điện Hoàng gia Sisavang-Vong. Các tác phẩm của bà là sự kết hợp giữa phong cách hội họa Nabis và nghệ thuật vẽ tranh truyền thống của Việt Nam





ALIX AYME (1894-1989)
Flamboyants aux bords du Mékong à Vientiane, 1930
Huile sur toile
59.8 x 70 cm


XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của gia đình họa sĩ, được mua lại sau khi cuộc Triển lãm Thuộc địa tại Paris kết thúc và được lưu giữ trong nội bộ gia đình kể từ đó.
TRIỂN LÃM
1931, Triển lãm Thuộc địa tại Paris, Khu trưng bày của Lào




Nhiệm vụ của Alix Aymé

Hơn cả một nghệ sĩ đương đại, Alix Aymé là một nghệ sĩ mang cái nhìn dân tộc học.Trong khoảng 1929 và 1930, bà được Chính quyền Đông Dương giao nhiệm vụ trang trí Khu trưng bày của Lào tại Triển lãm Thuộc địa Quốc tế được tổ chức tại Paris năm 1931





ALIX AYME (1894-1989)
Laotienne devant sa paillote, 1930
Huile sur toile
78 x 54 cm


XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của gia đình họa sĩ, được mua lại sau khi cuộc Triển lãm Thuộc địa tại Paris kết thúc và được lưu giữ trong nội bộ gia đình kể từ đó.
TRIỂN LÃM
1931, Triển lãm Thuộc địa tại Paris, Khu trưng bày của Lào




Giống như nữ thám hiểm Alexandra DavidNéel, bà đã tới những vùng đất mà cho tới tận bây giờ, những người phương Tây vẫn không thể tiếp cận, để gặp gỡ những người dân bản địa xa xôi. Rời khỏi Luang-Prabang, bà đi ngược dòng Mekong trên chiếc thuyền độc mộc, rồi tiếp tục chuyến hành trình trên lưng ngựa để băng qua đồi núi. Giống như những danh họa nổi tiếng đã từng thực hiện Grand Tour (chuyến hành trình văn hóa dài ngày để khám phá những vùng đất mới), bà cẩn thận tường thuật và vẽ minh họa cho những chuyến đi của mình. Những bài viết của bà, với rất nhiều câu chuyện mang tình tiết gay cấn và cảm động, đến với độc giả qua những bài báo trên tạp chí chuyên ngành.



Triển lãm Thuộc địa - Paris, 1931

Trong những chuyến đi của mình, Alix Aymé tập trung sáng tác và đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm, có giá trị như những minh chứng quan trọng mang tính dân tộc học về những dân tộc thiểu số rất ít được biết đến vào thời điểm đó. Bà chăm chút miêu tả từng chi tiết, nhờ đó thể hiện được trong tác phẩm trang phục, đồ vật, quang cảnh…

Triển lãm Thuộc địa được tổ chức theo quyết định ban hành vào ngày 17 tháng 3 năm 1920. Dự kiến ra mắt công chúng vào năm 1925, sự kiện cuối cùng cũng mở cửa đón khách vào ngày mùng 6 tháng 5 năm 1931, tại khu rừng Vincennes, song song với việc kết thúc xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 8 của Paris.






Plan de l’Exposition coloniale internationale par Albert Tournaire, 15 décembre 1928



Chính quyền bảo hộ Pháp tại Lào được trưng bày tại phía Nam khu rừng, giữa những khu trưng bày thuộc địa Đông Dương và thuộc địa khác của Pháp trên thế giới, cách không xa công trình được coi là tâm điểm của Triển lãm : bản sao của đền Angkor Vat. Ở khu vực trưng bày Đông Dương, dưới sự quản lý của Victor Tardieu và sự trợ giúp của họa sĩ Lê Phổ, đặc biệt trưng bày hai tác phẩm Chân dung người phụ nữ Annam của Evariste Jonchère và Tượng bán thân thiếu nữ của Vũ Cao Đàm, mà nay thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Quai Branly.
Khu vực Lào, phụ trách bởi Alix được trình bày dưới dạng một ngôi làng nhỏ với những căn nhà truyền thống của người Lào, nơi sinh sống của các nhà sư, thợ thủ công, ca sĩ và nhạc sĩ. Quần thể tôn giáo được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của Vat (Wat) Xiengthong (chùa Xiêng Thoong), một trong những ngôi chùa cổ nhất tại cố đô Luang Prabang. Những bức bích họa tôn giáo tô điểm thêm cho phong cách cổ xưa. Công trình phục dựng được thực hiện bởi các kiến trúc sư Charles và Gabriel Blanche dưới sự giám sát của Alix Aymé, người đã vẽ rất nhiều bản phác thảo. Bên trong ngôi chùa bài trí những bức tượng Phật với đủ mọi kích thước và các tác phẩm điêu khắc làm từ nhiều vật liệu quý hiếm. Bên cạnh ngôi chùa là bản phục dựng của Thư viện tôn giáo Wat Sisakhet tại Viêng Chăn. Cuối cùng, đằng sau Thư viện là một nhà nguyện nhỏ dành cho việc thiền định của các nhà sư. Giữa khu vực triển lãm của Lào là không gian trưng bày riêng biệt, được xây dựng với phong cách truyền thống của Lào, dùng để trưng bày trang sức và tơ lụa truyền thống. Phủ kín trên tường là 47 bức tranh được thực hiện bởi Alix Aymé.






ALIX AYME (1894-1989)
Couple Kha, 1930
Huile sur toile
54.4 x 66 cm


XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của gia đình họa sĩ, được mua lại sau khi cuộc Triển lãm Thuộc địa tại Paris kết thúc và được lưu giữ trong nội bộ gia đình kể từ đó.
TRIỂN LÃM
1931, Triển lãm Thuộc địa tại Paris, Khu trưng bày của Lào




Toàn bộ những bức tranh này nổi bật không chỉ vì giá trị nghệ thuật mà còn vì tầm nhìn mang tính dân tộc học. Trên những bức vẽ, chúng ta có thể nhận ra trang phục truyền thống, chất liệu vải và các phụ kiện như tẩu thuốc tre được trưng bày tại Triển lãm Thuộc địa, và những hiện vật nằm trong bộ sưu tập quốc gia.

Bốn bức tranh này miêu tả lại đất nước Lào, không mơ mộng, không viễn tưởng, chỉ có trải nghiệm và quan sát. Là minh chứng rõ ràng cho sự đa dạng và vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và văn hóa Lào. Alix Aymé đã biến mình thành Đại sứ văn hóa của vùng đất này, nơi vẫn còn được ít người biết đến vào thời điểm đó.




 

Pipe, début du XXe siècle, Commissariat général de l’Indochine, exposition coloniale de 1931, Musée du Quai Branly, Paris



« Những thiếu nữ Lào rất giống với những thiếu nữ Tahiti, và thiên nhiên nơi đây cũng mang nhiều nét tương đồng với những gì họa sĩ Gauguin thể hiện trong các tác phẩm của ông. Ở đây, con được ngồi vẽ cả ngày, đúng như những gì con hằng mơ ước. »  
Lettre d’Alix Aymé adressée à Maurice Denis, 10 décembre 1929







HỌA SĨ CHÂU Á, TÁC PHẨM QUAN TRỌNG [34] ĐÔNG DƯƠNG THẾ KỶ 20
Bán đấu giá
Aguttes Neuilly
Ngày mùng 2 tháng 6 năm 2022, vào lúc 14h30 (2h30 PM)
Triển lãm tự do
Từ thứ hai ngày 16 tới thứ hai ngày 30 tháng 5 :
10h - 13h và 14h - 17h30
(Trừ các ngày 21-22-26 và 29 tháng 5)


Charlotte Aguttes-Reynier
Chuyên gia về họa sĩ Châu Á
+33 1 41 92 06 49 • reynier@aguttes.com