Doanh thu
CÁC TUẦN CHÂU Á TẠI AGUTTES TỪ NGÀY 16 THÁNG 2 ĐẾN 9 THÁNG 3 NĂM 2023



通稿
French
English




 
Tiên phong trên thị trường các nghệ sĩ đến từ Châu Á, chuyên khám phá những tác phẩm hội họa, sơn mài hay những tác phẩm nghệ thuật châu Á bị lãng quên và quý hiếm, với trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia về nghệ thuật Viễn Đông của Aguttes tổ chức sự kiện lớn mỗi quý, có tên gọi Tuần lễ Châu Á, từ thứ năm ngày 16 tháng 2 đến mùng 9 tháng 3 năm 2023 nhằm;




Lô 6
Lê Phổ (1907-2001)

Thiền định, khoảng 1940
Mực và màu trên lụa
27,7 x 24,2 cm
Xuất Xứ
1942-1944, Alger, phòng tranh nghệ thuật Pasteur, Triển lãm Mai Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Hội họa Đông Dương
Bộ sưu tập tư nhân, Alger (mua lại của chủ sở hữu trước)
Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp (thừa kế của chủ sở hữu trước vào cuối thế kỷ 20)


 
Bởi vì đội ngũ Aguttes luôn mong muốn tìm ra những điểm đặc biệt của một tác phẩm, tiết lộ lịch sử của một hiện vật; mong muốn khám phá được nhiều hơn nữa các tác phẩm mới ; bởi vì những khám phá này thật đáng kinh ngạc và luôn khác biệt, và bởi vì những tác phẩm này nhờ vào những phiên đấu giá công khai, chuyển từ bộ sưu tập tư nhân này qua bộ sưu tập tư nhân khác, đội ngũ Aguttes đã có ý tưởng giới thiệu tất cả những tác phẩm này đến đông đảo người quan tâm bằng một cách thức đặc biệt với một sự kiện đặc biệt được tổ chức mỗi quý mang tên Tuần lễ Châu Á.
Bạn có thể khám phá bộ sưu tập một mình hoặc đặt hẹn với chuyên gia để được hướng dẫn tham quan, ngắm nhìn một tác phẩm gốm sứ, chiêm ngưỡng một tác phẩm bằng đồng, kiểm nghiệm một bức tranh lụa, một con dấu, kiểm tra tình trạng bảo quản, thảo luận về lịch sử của một món đồ, thử tưởng tượng mình sẽ sở hữu món đồ đó, để mình cuốn theo cuộc chơi, hay giơ tay đấu giá… ?
Tất cả những điều này là hoàn toàn khả thi mỗi quý tại Aguttes, nhân dịp các Tuần lễ Châu Á. Đội ngũ gồm 9 nhân viên Aguttes luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn, khiến những khoảnh khắc này trở nên đầy nghệ thuật và cảm xúc.
Hãy tận hưởng điều đó !
Tuần lễ châu Á đang mở cửa. Đây là dịp cho các buổi triển lãm, những cuộc gặp gỡ và mua bán. Các bạn hãy ghi nhớ thứ hai ngày mùng 6 tháng 3 năm 2023 sẽ diễn ra phiên đấu giá Họa sĩ Châu Á – các tác phẩm quan trọng và thứ năm ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 là phiên đấu giá Nghệ thuật Châu Á, nhằm vinh danh đất nước Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.


« Lịch sử nhà đấu giá của chúng tôi gắn liền với lịch sử Châu Á, mà chúng tôi đại diện cho các nghệ sĩ với sự kiên định trong chuyên môn và niềm đam mê bất tận hơn 10 năm qua. Các tác phẩm nghệ thuật hội họa, sơn mài hay những đồ vật châu Á bị lãng quan và quý hiếm được khách hàng tin tưởng giao cho chúng tôi, những nghệ nhân và nghệ sĩ đã sáng tạo ra chúng, những nhà sưu tầm lịch sử, những nhà đấu giá tương lai… tất cả đều xứng đáng với hào quang rực rỡ này. Tôi rất hạnh phúc với ý tưởng mới này, ý tưởng về Tuần lễ Châu Á, mà chúng tôi đã xây dựng nên để chia sẻ về công việc hàng ngày đầy rẫy những cảm xúc và nghệ thuật của chúng tôi. Chúng tôi mang đến cho những người quan tâm tới nghệ thuật, bất kể tuổi tác hay bằng cấp, nhận thức về cái đẹp, sự quan tâm tới lịch sử, và mong muốn tham dự vào một khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời của mỗi đồ vật… »
Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia




Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm quan trọng [37]
Thứ hai ngày mùng 6 tháng 3 năm 2023


Là nhà đấu giá duy nhất trên thế giới chuyên về thị trường các họa sĩ được hưởng song song hai nền giáo dục châu Á và châu Âu vào đầu thế kỷ 20, Aguttes một lần nữa góp phần vào việc đưa ra ánh sáng những nghệ sĩ theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Phiên đấu giá lần thứ 37 về Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm Quan trongjvinh danh những khóa đầu tiên của trường được dẫn dắt bởi Inguimberty, Jonchère, Alix Aymé, dưới sự điều hành của Victor Tardieu như Lê Phổ, Lương Xuân Nhị, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ…

Ngày mùng 6 tháng 3 năm 2023, những người yêu nghệ thuật có thể có cơ hội được sở hữu hai tác phẩm của Lê Phổ và Mai Trung Thứ. Đều được sáng tác vào những năm 1940 và được trưng bày tại phòng tranh nghệ thuật Pasteur tại Alger, những tác phẩm này là minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng của hai họa sư tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Phiên đấu giá này cũng xây dựng nên một biểu đồ thời gian về sự nghiệp sáng tác của các họa sĩ qua từng giai đoạn và từng chất liệu sáng tác khác nhau như tranh lụa và tranh sơn mài.

Một điểm nổi bật khác của phiên đấu giá, một tác phẩm tranh giấy của Sanyu gợi nhớ tới tài năng của các họa sĩ Trung Quốc đầu thế kỷ 20.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

Lê Phổ và Mai Trung Thứ trên đỉnh cao tài năng
Tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Lê Phổ đã pha trộn một cách hoàn hảo, nhờ vào quá trình đào tạo của mình, những truyền thống nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Tới Pháp định cư được một vài năm, vào những năm 1940, họa sĩ người Việt đã vẽ nên tác phẩm này, mang tên Thiền định. Những năm này thể hiện hoàn hảo phong cách nghệ thuật của họa sĩ, như trong tác phẩm được vẽ bằng mực và màu trên lụa này, họa sĩ đã nắm bắt tinh hoa của văn hóa phương Tây và khéo léo đưa vào trong truyền thống viễn Đông. Được đào tạo bởi hai nền văn hóa, Lê Phổ, cũng giống như một vài nghệ sĩ khác, phác họa sự ngọt ngào đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam. Thông qua kỹ thuật tài tình và âm hưởng của các họa sĩ tiền Phục hưng Ý, các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng và Phục hưng, họa sĩ mang tới một bố cục tranh thể hiện đỉnh cao tài năng của ông.
Tất cả những chi tiết trong tranh đều mang tính chiêm nghiệm : những đỉnh núi vùng Bắc bộ trong bối cảnh trang trí, ánh nhìn của khán giả lạc lối trên những đỉnh núi và trong vẻ đẹp tinh tế của những khóm hoa hồng. Chúng ta chiêm ngưỡng và cảm thán trước sự thanh thản của người thiếu phụ trong tranh. Cô gái ngồi trong tư thế khoanh tay như nàng Mona Lisa, nhưng lại mang tư thái e lệ và ý tứ đậm chất phương Đông. Gương mặt trái xoan thanh tú của người thiếu phụ cùng ánh nhìn hướng xuống thể hiện sự e lệ dịu dàng. Từ nhân vật trung tâm của bức tranh ta có thể nhìn thấy sự thanh lịch vẫn có trong những tác phẩm chân dung thời Phục hưng. Phối cảnh trang trí trong tranh cũng mang nhiều nét tương đồng với các tác phẩm được sáng tác cùng thời kỳ lịch sử nghệ thuật.

Tốt nghiệp cùng khóa với Lê Phổ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ đã để lại cho chúng ta tác phẩm mang tên Mẹ và con say ngủ, một tác phẩm điển hình cho phong cách của họa sĩ trong những năm 1944.
Được sáng tác vào năm thứ hai trưng bày các tác phẩm của họa sĩ tại phòng tranh Pasteur tại Alger, tác phẩm thuộc về bộ sưu tập Guiauchain, đế chế kiến trúc Algeria nổi tiếng. Pierre Auguste Guiauchain, thế hệ đầu tiên và cũng là kiến trúc sư người Pháp đầu tiên tại Alger vào năm 1930. Georges Guiauchain và con trai của ông là Jacques đã xây dựng nên Khách sạn Saint-Georges cũng như biệt thự Gia Long ngay cạnh đó. Gia đình Guiauchain giữ mối quan hệ thân thiết với gia đình hoàng gia và đồng thời cũng nắm giữ nhiều hiện vật và đồ nội thất châu Á. Được xây dựng vào năm 1906 theo phong cách Hồi giáo tại El Biar gần Alger, biệt thự Gia Long, nơi ở của Hoàng tử An Nam, là minh chứng lịch sử cho vận mệnh hoàng gia của chủ nhân ngôi biệt thự, còn được biết đến với tên gọi Hoàng đế Hàm Nghi. Là một tù nhân chính trị, ông đã trải qua một khoảng thời gian dài lưu đày tại Alger vào đầu thế kỷ 20. Bức tranh lụa trong bộ sưu tập của Guiauchain là minh chứng cho mối quan hệ bền chặt giữa người nhà Guiauchain và gia đình hoàng gia An Nam, và Hoàng Phi An Nam là người đã mang tác phẩm tuyệt đẹp này đến bộ sưu tập của Guiauchain. Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập được giữ gìn cẩn thận đến ngày hôm nay, có giá ước tính 350 000 / 550 000 €.





Lô 8
Mai Trung Thứ (1906-1980)

Mẹ và con đang say ngủ, 1944
Mực và màu trên lụa, chữ kí và ngày sáng tác ở góc dưới bên phải, tiêu đề ở mặt sau tranh
54,6 x 45,2 cm
XUẤT XỨ
Phòng tranh nghệ thuật Pasteur, Alger-Oran, Algérie
Bộ sưu tập được cho là của Hoàng phi An Nam, vợ vua Hàm Nghi (1871 - 1944),  Biệt thự Gia Long, Alger
Bộ sưu tập của đế chế kiến trúc nổi tiếng Algeria Guiauchain, Alger (rất có khả năng được nhượng quyền sở hữu vào cuối những năm 1940, và được mang tới Pháp vào năm 1962)
Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp, 1987 (được thừa kế từ chủ sở hữu trước)
TRIỂN LÃM
năm 1944, Algérie, Alger-Oran, Phòng tranh
Pasteur, Triển lãm Mai Thứ, Lê Phổ,
Vũ Cao Đàm, Tác phẩm hội họa Đông Dương, số 21, tựa đề « Tình mẫu tử »



Từ bỏ tranh sơn dầu đã gắn bó cùng ông ở buổi đầu sự nghiệp, Mai Trung Thứ bắt đầu vẽ tranh lụa và nhanh chóng nắm vững kỹ thuật này. Ông sử dụng màu vẽ và làm nhạt sắc độ bằng cách giặt vải nhiều lần : màu xanh lá và màu trắng ngà hòa quyện cùng nhau và tương phản với màu đất son ở phông nền. Họa sĩ đã thành công trong việc mang tới cho tác phẩm một sự dịu dàng tinh tế.



Những sự kiện trọng đại theo lịch Âm được phác họa và làm nổi bật dưới ngòi bút của Lương Xuân Nhị
Là một họa sĩ gốc Hà Nội, Lương Xuân Nhị, một nhân vật quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20, tạo nên một sự kết hợp kỳ lạ và tinh tế giữa các chủ đề và kỹ thuật Việt Nam và phương Tây, giống như phần đông các nghệ sĩ tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Được biết đến với những cảnh vật theo trường phái ấn tượng và những hình ảnh xã hội thực tế, nhờ vào việc sử dụng những gam mạu nhẹ nhàng và cách xử lý tinh tế chỉ có trong các tác phẩm của ông, họa sĩ đã thành công trong việc mang đến chiều sâu cho bố cục bức tranh mà vẫn giữ được nét duyên dáng truyền thống. Những chuyến đi góp phần khai phá tầm nhìn dân tộc chủ nghĩa mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong hai tác phẩm có trong phiên đấu giá ngày mùng 6 tháng 3 tại Aguttes : Đón Tết Trước đền Ngọc Sơn, Hà Nội.





Lô 16
Lương Xuân Nhị (1914-2006)

Đón Tết
Mực và màu trên lụa, ký tên ở góc dưới bên trái
35,5 x 49 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập tư nhân, Hà Nội (mua lại từ tác giả)
Bộ sưu tập tư nhân, Pháp (Được chủ sở hữu cũ tặng lại khoảng năm 1980)



Hai tác phẩm này thể hiện hai sự kiện trọng đại : Tết nguyên đán và Quốc khánh Việt Nam. Nhân dịp Tết nguyên đán, miền Bắc đất nước tô điểm bởi những cành hoa đào, tượng trưng cho hạnh phúc và sức khỏe, trong khi không khí tưng bừng ngự trị ở Hà Nội trong ngày lễ Quốc khánh Việt Nam, bắt nguồn từ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, sau khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Quốc kỳ của đất nước giăng cao khắp phố phường, nhiều lễ tưởng niệm được tổ chức, bắn pháo hoa ở khắp mọi nơi… Đây là ngày gợi nhớ lại chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước sự đô hộ của thực dân Pháp và sự xâm chiếm của Nhật Bản.




Lô 17
Lương Xuân Nhị (1914-2006)
Trước đền Ngọc Sơn, Hà Nội
Mực và màu trên lụa, ký tên ở góc dưới bên trái
38 x 52,2 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập tư nhân, Hà Nội (mua lại từ tác giả)
Bộ sưu tập tư nhân, Pháp (Được chủ sở hữu cũ tặng lại khoảng năm 1980)



« Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!» Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945



Chân dung Đinh Bộ Lĩnh, hoàng đế tương lai Đinh Tiên Hoàng
Những đứa trẻ mục đồng của họa sĩ Trần Văn Thọ phác họa một tốp các bé trai, trong đó có Đinh Bộ Lĩnh, hoàng đế tương lai Đinh Tiên Hoàng. Là trẻ mồ côi, cậu thường rong chơi với những đứa trẻ chăn trâu khác, đánh trận giả trên lưng trâu và làm cờ hiệu bằng lau sậy. Vị vua tương lai tập đánh trận giả từ khi chỉ là một cậu bé, và rèn giũa tinh thần chiến đấu trước khi lên ngai vàng. Dưới sự trị vì của ông, đất nước thống nhất, thành công đánh đuổi 12 sứ quân và thiết lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, sau 1000 năm đô hộ bởi Trung Quốc.




 24
Trần Văn Thọ (1917-2004)
Những đứa trẻ mục đồng
Mực và màu trên lụa, ký tên ở góc dưới bên trái
60 x 116,5 cm
XUẤT XỨ giả định
Bộ sưu tập cũ của gia đình họa sĩ
Mua lại từ chủ sở hữu cũ (Đông Nam nước Pháp)




Sơn mài, chất liệu sáng tác xuất sắc của châu Á
Dưới sự thúc đẩy của thầy và trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tranh sơn mài – bộ môn nghệ thuật quan trọng và truyền thống của Việt Nam, đặc biệt tỏa sáng trên trường quốc tế. Phiên đấu giá ngày mùng 6 tháng 3 năm 2023 mang đến những tác phẩm minh chứng cho  đỉnh cao của kỹ thuật hội họa truyền thống.





Lô 15
Alix Aymé (1894-1989)

Hai đứa trẻ An Nam, khoảng 1970
Sơn mài thếp vàng và bạc, ký tên ở góc dưới bên trái
48 x 60 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập tư nhân, Pháp



Họa sĩ tài năng Alix Aymé giảng dạy về tranh sơn mài và canh tân kỹ thuật này bằng việc sử dụng các nguyên liệu mới như vỏ trứng, cadmi sunfua hay thậm chí là crom oxit để tạo ra các sắc màu mới như màu trắng, màu vàng hay màu xanh lá. Hai đứa trẻ An Nam, được thếp vàng và bạc cùng những bảng màu tươi sáng, là minh họa cho sự đổi mới trong tranh sơn mài đến từ một họa sĩ Pháp. Tác phẩm cũng thể hiện sự gắn kết của người họa sĩ với những chủ đề như trẻ thơ, chủ đề thường được ưu ái trong hội họa truyền thống Việt Nam, chủ đề mà bà rất yêu thích.





Lô 7
Trường Cao Dẳng Mỹ Thuật Dông Dương, khoảng 1940-50

Thuyền trên vịnh
Sơn mài thếp vàng, bạc và khảm trai, đóng dấu « XN MỸ NGHỆ V.N, HÀ NỘI » ở mặt sau
Sơn mài 4 tấm.
Kích thước tổng : 100 x 157,9 cm
Chiều cao : 100 cm
Chiều rộng mỗi tấm : 39,5 + 39,4 + 39,5 + 39,5 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập tư nhân, Paris



Bức bình phong bốn tấm này tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam, những vùng vịnh bình dị đầy rẫy những thuyền và núi đá. Nếu như việc sáng tác các tác phẩm sơn mài từ lâu đã là đặc quyền của các thợ thủ công, tác phẩm này là minh chứng rõ ràng cho tài năng của các sinh viên tới từ trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, thể hiện vẻ đẹp của đất nước mình và khẳng định vị thế của những nghệ sĩ thực thụ.





Lô 9
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, khoảng 1935-40
Thiếu nữ đi thuyền trên sông
Sơn mài thếp vàng và kharl vỏ trứng trên ván
99,5 x 49,1 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp




Bức tranh vẽ cảnh một người Phụ nữ đi thuyền trên sông, lấp ló phía sau một cây hoa. Người xem có thể thấy được vẻ duyên dáng của nhân vật chính trong tranh, đặc trưng cho phong cách sáng tác của những học sinh xuất sắc nhất của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong khi thảm thực vật rực rỡ được tô điểm bởi những mảnh thếp vàng chiếm trọn phần tiền cảnh của bố cục tranh. Charlotte Aguttes-Reynier gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bà Bùi Hoàng Anh đã giúp bà chú ý tới mối liên kết có thể tồn tại giữa bức sơn mài này và bức Hội đình Chèm của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), bức tranh không hoàn chỉnh (thiếu hai tấm phía bên trái), có thể được vẽ bởi họa sĩ để tác phẩm làm bài thi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.



Trung Quốc, Sanyu – nhà thư pháp hiện đại của Trung Hoa
Sanyu tới Paris vào khoảng năm 1923 và lựa chọn theo học khóa đào tạo tại Học viện Grande Chaumière. Là một nghệ sĩ tài năng và ham học hỏi, ông thường lui tới với những nghệ sĩ và những tâm hồn đồng điệu với mình, một trong số đó là Henri-Pierre Roché – người đã giới thiệu ông với Picasso, Matisse, Foujita, và nhất là Man Ray, mà ảnh hưởng vẫn in dấu trong các tác phẩm của ông. Kể từ đầu những năm 2000, một số dòng hồi tưởng dành cho ông trên trường quốc tế và thị trường nghệ thuật cuối cùng cũng dành chỗ đứng cho các tác phẩm của Sanyu, những tác phẩm thường xuyên xuất hiện trên sàn đấu giá Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu Châu Âu cho các tác phẩm của họa sĩ.




5
Sanyu (1895-1966)

Khỏa thân
Mực trên giấy, chữ ký ở giữa tranh bên phải
43,8 x 27 cm
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của Jean-Claude Riedel, Paris
Bộ sưu tập tư nhân, Île-de-France



Không còn nghi ngờ gì nữa, trong số những tác phẩm tinh tế và đặc trưng của họa sĩ, bức Khỏa thân là minh chứng cho phong cách vẽ tranh của Sanyu. Được đào tạo về thư pháp từ rất sớm, ông thoải mái sáng tác với chất liệu này, thể hiện bằng sự duyên dáng và đơn giản trong những đường nét.
Thông qua sự đơn giản trong hình khối và hình tượng, bức tranh là sự hợp nhất các đặc trưng sáng tác của bậc thầy nghệ thuật hiện đại Trung Quốc.




NGHỆ THUẬT CHÂU Á : Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản
Thứ năm ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023


Phiên đấu giá lần này tôn vinh sự đa dạng trong các nền văn hóa châu Á, tôn vinh miền Viễn Đông qua những sản phẩm nội  thất đến từ Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như Đông Nam Châu Á với các hiện vật đến từ văn hóa Miến Điện, Timor và Việt Nam. Ngoài ra, những tác phẩm nghệ thuật từ vụ đắm tàu Bà Rịa và nằm trong một bộ sưu tập xứ Bavaria (lô 76 đến lô 175) cũng sẽ được mang ra đấu giá.
Trong số những lô nổi bật của phiên đấu giá lần này, có một bức tượng bằng đồng patin nâu (lô 37) đặc tả cảnh Văn Thù Bồ Tát thiền tọa. Bồ Tát ngồi trên đài sen hai tầng, tay bắt ấn Vitarka, trên người đeo nhiều trang sức quý giá, gương mặt Bồ Tát thanh thản, đầu đội mũ miện hoa bao quanh búi tóc đính một viên ngọc quý.





Lô 37
Trung Quốc, Triều Minh, Thế kỷ 15 - 16

Tượng lớn bằng đồng patin nâu tạc Văn Thù Bồ Tát thiền định trên đài sen
XUẤT XỨ
Bộ sưu tập của một  cựu quân nhân đóng quân tại Đông Dương, sau đó thừa kế lại cho thế hệ sau




Trong tiếng Phạn, thuật ngữ "bodhisattva" có nghĩa là người đã phát nguyện đi theo con đường do Đức Phật chỉ ra và đã quy y Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Ông cam kết giúp chúng sinh thức tỉnh và rời khỏi vòng luân hồi, trong khi bản thân ông tiến tới sự thức tỉnh cuối cùng của chính mình.
Được giới thiệu bởi Aguttes vào ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023, Văn Thù Bồ Tát, hay còn gọi là « Diệu Cát Tường » luôn được tôn vinh là hiện thân của trí tuệ Phật giáo - « prajnaparamita » trong nền văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Tại Trung Quốc, Bồ Tát gắn liền với Ngũ Đài Sơn, được coi là quê hương nơi trần thế của ông.
Khác với những phiên bản khác được sáng tác vào đầu thời Minh, bức tượng này chưa bao giờ được mạ vàng.
Điểm đến : Nhật Bản. Một chiếc rương du lịch (hasami-bako) được các gia đình giàu có sử dụng để vận chuyển đồ dùng cá nhân cũng thu hút sự chú ý của những người yêu nghệ thuật. Được treo trên đòn gánh, trên vai của một người hầu, chiếc rương này (lô 27) được trang trí tinh tế, bằng chất liệu sơn mài thếp vàng trên nền đen. Những chồi thông non bao quanh huy hiệu của gia tộc li (quả và lá cây tachibana – cây quất nhật). Đây là một hiện vật thể hiện sự giàu có của gia tộc Ii, một trong những gia tộc hùng mạnh nhất ở Nhật Bản trong thời đại Edo (1600-1868).




27
Nhật Bản Triều Đại Edo (1600 - 1868), Thế kỷ 19

Rương du lịch hasami-bako quý hiếm bằng sơn mài vàng maki-e trên nền đen, trang trí chồi thông và vách đá xung quanh 8 huy hiệu của gia tộc Ii (quả và lá của cây tachibana).
Kích thước 39,4 x 65,5 x 43 cm (Thiếu mảnh và nứt vỡ bên trong rương, trầy xước và thiếu chốt khóa rương)


Bộ sưu tập tư nhân xứ
Lô 76 đến lô 175


Được phát hiện vào năm 2019 tại miền Nam Việt Nam, tàu đắm Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ẩn giấu vô vàn kho báu. Hàng hóa được vận chuyển trên tàu, chủ yếu là đồ gốm sứ, giống như những gì từng được tìm thấy trong xác tàu đắm Belitung, được phát hiện vào năm 1998 tại Indonesia. Người ta tìm thấy đồ sứ trắng có xuất xứ từ các lò gốm sứ tại miền Bắc Trung Quốc, có chất lượng rất cao, các sản phẩm tới từ lò gốm Changsha, đồ gốm sứ tráng men lục và đồ gốm men ngọc từ lò nung Yue. Một vài hiện vật đến từ con tàu đắm này sẽ được Aguttes giới thiệu tới những người yêu nghệ thuật vào ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023, là minh chứng cho « thời vàng son » của nhà Đường.





Lô 79
Trung Quốc, Thời Đường, thế kỷ 9

Bát uống rượu bằng sứ men ngọc hình oval, viền hơi lượn dáng hoa bốn cánh, đế ngắn tròn, trôn phủ men
Lòng bát chạm khắc hoa văn.
Nhãn dán « Bảo tàng lịch sử - 1979 – thành phố Hồ Chí Minh » ở mặt sau.
Cao 4,2 cm – Kích thước. 14,7 x 8 cm
XUẤT XỨ
Tàu đắm Bà Rịa, 2019.
Bản sao Giấy xác nhận niên đại của bát (TVT 03) do TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM ký, lập tại TP.HCM ngày 26/01/2021, sẽ được giao lại cho người mua.


Dưới triều nhà Đường (618 - 907), Trung Quốc đã trải qua sự phát triển văn hóa, quân sự, nghệ thuật và thương mại chưa từng có, và Con đường tơ lụa đã được hồi sinh thông qua việc mở rộng các tuyến thương mại hàng hải. Trục thương mại chính này kết nối các thành phố phía nam Trung Quốc (Quảng Châu, v.v.) với Đông Nam Á, sau đó đến tiểu lục địa Ấn Độ và cuối cùng là các tuyến hàng hải của Trung Đông (Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ, v.v.). Thương mại tăng cường phát triển đã thúc đẩy triều đại nhà Đường tham gia vào sản xuất hàng loạt, đặc biệt là đồ gốm sứ rất nổi tiếng của Trung Quốc, để xuất khẩu ra nước ngoài. Trong bối cảnh này, nhiều tàu buôn bị chìm trong vùng biển Đông Nam Á, và khi xác tàu đắm được phát hiện, đã mang tới những nguồn thông tin đặc biệt và làm bổ sung thêm kiến ​​thức về Con đường tơ lụa trên biển.
Trong số những bí mật của Bà Rịa, những người yêu nghệ thuật sẽ chú ý đến một chiếc cốc rượu quý hiếm bằng đá men ngọc có niên đại từ thế kỷ thứ 9 (lô 79) hoặc thậm chí là một chiếc cốc quý hiếm với bốn thùy có niên đại từ thế kỷ thứ 9 ( lô 82), một chiếc cốc rửa bút lông bằng gốm tráng men ngọc được chế tác vào thế kỷ 12 (lô 84).





HỌA SĨ CHÂU Á


Họa Sĩ Châu Á, Các Tác Phẩm Quan Trọng

Thứ hai ngày mùng 6 tháng 3 năm 2023 vào lúc 14h30
Aguttes Neuilly


Chuyên Gia Họa Sĩ Châu Á
Charlotte Aguttes-Reynier
+33 1 41 92 06 49 - reynier@aguttes.com

 

 
NGHỆ THUẬT CHÂU Á

Bán đấu giá
Thứ năm ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 vào lúc 14h30
Aguttes Neuilly


Trưởng phòng Nghệ thuật Châu Á
Clémentine Guyot
+33 1 47 45 91 54 - guyot@aguttes.com




EXPOSITIONS

Triển lãm theo lịch hẹn : Từ thứ năm ngày 16 tháng 2 đến thứ tư ngày mùng 1 tháng 3 : từ 10h đến 13h và từ 14h đến 17h30 (trừ chiều thứ sáu và các ngày cuối tuần)
Triển lãm công khai: Thứ năm ngày mùng 2 và thứ tư ngày mùng 8 tháng 3 năm 2023: từ 10h đến 13h và từ 14h đến 17h30 (Trừ các ngày cuối tuần)