Kết quả
GẦN 3 TRIỆU EUROS ĐỂ BÁN SƠN VÀ MỸ THUẬT THÁNG 10 TẠI VIỆT NAM





Ngày mùng 3 tháng 10 vừa qua, tại phiên đấu giá lần thứ 35 dành cho các Họa sĩ và Nghệ thuật Việt Nam, Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu trên thị trường các nghệ sĩ đến từ Châu Á đã thu về gần 3 triệu euro. Một thành tích đáng mừng với 99.6% số lô được đấu giá thành công!



TOP 5 de la vente

1 - Lô 5 - Vũ Cao Đàm (1908-2000), Tình mẫu tử - 488 480 €
2 - Lô 6 - Lê Quốc Lộc (1918-1987), Ghềnh thác Chợ Bờ - 462 960 €
3 - Lô 4 - Mai Trung Thứ (1906-1980), Thiếu nữ bên gối tựa - 360 880 €
4 - Lô 12 - Mai Trung Thứ (1906-1980), Những trái táo - 297 080 €
5 - Lô 7 - Mai Trung Thứ (1906-1980), Chiếc khăn xanh - 271 560 €


Tất cả các mức giá đều được thể hiện bao gồm cả chi phí
Xem toàn bộ kết quả bán hàng




« Việc tổ chức những phiên đấu định kỳ, mua bán những lô hàng quý hiếm và thường xuyên lập kỷ lục thế giới giúp chúng tôi đạt được những kết quả mong đợi. Đó cũng là lý do vì sao ngày hôm nay, tại phiên đấu giá lần thứ 35 dành để vinh danh các Họa sĩ Châu Á này, 99.6% các lô hàng giá trị đã được đấu giá thành công! Thêm vào đó, chúng tôi mong muốn khiến mỗi một phiên đấu giá đều trở thành một chuyến phiêu lưu tuyệt vời về nghệ thuật, con người và thương mại. Những mối quan hệ bền vững dần được gầy dựng đã khiến đây trở thành một công việc được hình thành dựa trên sự tin tưởng, với khách hàng mới cũng như khách hàng trung thành. Những phiên đấu giá về Hội họa Châu Á được Aguttes tổ chức mỗi quý đã trở thành một trong những điểm hẹn không thể bỏ lỡ của các nhà sưu tầm. »
Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia về hội họa Châu Á



Những tên tuổi lớn của hội họa đương đại Việt Nam tại phiên đấu
Bức tranh Tình mẫu tử (lô 5) của Vũ Cao Đàm đã mang về 488 480 €, đem lại tổng giá trị 966 400 € cho 4 tác phẩm của họa sĩ. Là một chủ đề lớn trong hội họa cổ điển, tình mẫu tử cũng là chủ đề sáng tác thường thấy trong tranh của Vũ Cao Đàm, và phiên đấu giá mang tới hai tác phẩm khác với cùng chủ đề của người nghệ sĩ tài hoa này. Hai tác phẩm đó có giá 220 520 € (lô 8) và 156 000 € (lô 9)






Lô 5
VŨ CAO ĐÀM
(1908-2000)
Maternité, circa 1950
61 x 46 cm
488 480 €




Catalogue của phiên đấu giá lần này giúp chúng ta thưởng thức tài năng của người nghệ sĩ (1908-2000) thông qua ba chất liệu sáng tác khác nhau : lụa – chất liệu quý giá rất thịnh hành vào cuối những năm 1920 trong các xưởng vẽ của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ; sơn dầu, chất liệu mà ông dành một phần lớn cuộc đời để sáng tác , dưới sức ảnh hưởng của Chagall - danh họa mà ông quen biết khi còn ở Saint-Paul-de-Vence, và cuối cùng là điêu khắc – môn nghệ thuật mà Vũ Cao Đàm đặc biệt yêu thích và là chuyên môn của ông. Một tác phẩm bằng đất nung với tên gọi Chân dung chàng trai trẻ (lô 10) đã được trả giá nhiều lần và được bán với mức giá gõ búa là 101 400 €.




Lô 10
Tête de jeune garçon, circa 1945-1950
Chân dung chàng trai trẻ, khoảng 1945 – 1950
Đất nung, ký tên phía sau tượng
20 x 6 x 10 cm -  30 cm chiều cao tính cả đế
101 400 €




Các tác phẩm của một nghệ sĩ khác cũng đã đạt tổng giá trị giao dịch lên tới hàng triệu euro : 1 074 730 € đối với 7 bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Đáng chú ý phải kể đến các bức vẽ chì của họa sĩ : 29 900 € cho bản phác thảo Quý bà M.C trước tấm bình phong (lô 2) và 17 810 € cho bức Chân dung thiếu nữ mặc váy kẻ carô (lô 22)





Lô 4
MAI TRUNG THU
(1909-1980)
Jeunes filles aux coussins, 1961
Thiếu nữ bên gối tựa, 1961
19.5 x 89.5 cm
360 880 €




Các tác phẩm của Mai Trung Thứ hiện diện trong số những tác phẩm có giá bán cao nhất trong phiên đấu giá lần này. 34 phiên đấu giá trước của Aguttes đã đưa ra ánh sáng các tác phẩm của ông, sau một thời gian dài được giữ kín. Ngày nay, ông trở thành một nghệ sĩ được những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới mến mộ. Dù là vẽ chân dung thiếu nữ hay vẽ thiếu nữ cùng phong cảnh, Mai Trung Thứ luôn vinh danh vẻ đẹp người phụ nữ quê hương ông khi biến họ thành một trong những chủ đề sáng tác yêu thích. Thiếu nữ bên gối tựa (lô 4) đạt mức giá  360 880 €, Những trái táo (lot 12) và  Chiếc khăn xanh (lot 7) theo sát với giá gõ búa lần lượt là 297 080 € và 271 560 €. Những người tham gia đấu giá dường như bị thu hút bởi nguồn gốc của bức tranh Chiếc khăn xanh, đánh giá rất cao bức tranh khổ nhỏ đặc tả sự duyên dáng của người phụ nữ đến từ Bộ sưu tập của Vương phi An Nam, phu nhân cựu hoàng Hàm Nghi tại El-Biar,.





Lô 7
L’écharpe bleue, 1942
Chiếc khăn xanh, 1942
30 x 21,7 cm
XUẤT XỨ : Bộ sưu tập của Vương Phi An Nam, vợ cựu Hoàng Hàm Nghi, tại El-Biar, Algeria Bộ sưu tập tư nhân của một doanh nhân bản địa, người đã tham gia vào việc xây dựng dinh thự của cựu Hoàng (đây là quà tặng của Vương phi để cảm ơn sự giúp đỡ của ông) Bộ sưu tập tư nhân, miền Nam nước Pháp (chắt trai của doanh nhân người Algeria mang về vào khoảng năm 1962 và được lưu giữ trong gia đình đến tận nay)
271 560 €




Một kết quả đấu giá tuyệt vời khác thuộc về bậc thầy sơn mài : Lê Quốc Lộc ! Nghệ sĩ đã đạt nhiều kỷ lục thế giới về giá trên thị trường nghệ thuật, và Ghềnh thác Chợ Bờ (lô 6), với giá gõ búa 462 960 €, trở thành kỷ lục thế giới thứ hai về giá bán. Tác phẩm được giới thiệu lần này là bức bình phong gồm có 6 tấm, sáng tác theo phong cách nghệ thuật thường thấy của nghệ sĩ : những hàng cây rậm rạp um tùm được vẽ bằng bảng màu ấm áp và rực rỡ, là sự kết hợp khéo léo giữa trữ tình và thiên nhiên. Nếu như tấm bình phong này tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ, thì đây trước hết là sự ngợi ca đất nước và văn hóa Việt Nam.





Lô 6
LÊ QUỐC LỘC (1918-1987)
Les rapides de Cho Bo, 1942
Ghềnh thác Chợ Bờ, 1942
100 x 32.7 cm
462 960 €




Trong phiên đấu giá lần này, 9 lô đã vượt mức 50 000 €. Tiên phong trên thị trường nghệ thuật Châu Á, Aguttes không ngừng giới thiệu và tôn vinh những nghệ sĩ mới. Những tên tuổi còn khan hiếm trên các sàn đấu giá lại một lần nữa được giới thiệu : Đinh Văn Dần (18 200 € cho lô 10) hay Na Duc Thu (18 200 € cho lô 23). Với họa sĩ Nguyễn Trung, Aguttes mở ra cánh cửa tới nghệ thuật đương đại Việt Nam với bức tranh Trừu tượng (lô 81) với giá 23 035 €




Phần thứ hai của phiên đấu giá ngày 3 tháng 10 năm 2022, nghệ thuật Việt Nam

«  Có xuất xứ từ ba bộ sưu tập tư nhân Pháp, những món đồ sứ ký kiểu của Việt Nam đặt làm tại Trung Quốc cũng mang tới thành công lớn cho phiên đấu giá. Với những họa tiết trang trí mô tả lại điển tích cá chép hóa rồng, hai chiếc chén lớn ngự dụng thời Thiệu Trị (1841 – 1847) thu hút mọi ánh nhìn và đạt mức giá hơn 40 000 €. »
Pierre-Alban Vinquant, đấu giá viên




TOP 3
1 - Lot 56 – ​Đồ sứ ký kiểu Việt Nam, triều Thiệu Trị, chén lớn bằng sứ trắng men lam - 23 750 €
2 - Lot 71 – ​Đồ sứ ký kiểu Việt Nam, thế kỷ 19 – Lô gồm 4 món đồ sứ xanh trắng - 15 000 €
3 - Lot 57 – Đồ sứ ký kiểu Việt Nam, triều Thiệu Trị, chén lớn bằng sứ trắng men lam - 15 000 €



Đồ sứ ký kiểu của Việt Nam đặt làm tại Trung Quốc, thường được biết đến với tên gọi đồ sứ men lam Huế hay « bleu de Huê » luôn giành được sự chú ý của những người yêu nghệ thuật. Vào thế kỷ 18, nhà Trịnh bị thu hút bởi đồ sứ Trung Hoa : không có gì sánh được với độ trắng bằng cốt sứ của những sản phẩm này, được hình thành từ cao lanh, và sự óng ánh của sắc xanh cobalt trong nước men có nguồn gốc từ Ba Tư. Được vẽ và trang trí theo mẫu của các nghệ nhân Việt Nam, những món đồ sứ men lam Huế là sự kết hợp giữa tinh hoa của các xưởng gốm sứ Trung Quốc và tầng lớp tri thức Việt Nam, và hai chiếc chén ngự dụng dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) (lô 56 và 57) là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Chúng được bán thành công với giá lần lượt là 23 750 € và 15 000 €.






Lô 56
ĐỒ SỨ KÝ KIỂU VIỆT NAM, TRIỀU THIỆU TR