Sự kiện Hà Nội
SỰ ĐỔI MỚI CỦA NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI Ở ĐÔNG DƯƠNG
Một ngày nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật


Giới thiệu một Giải thưởng Sáng tạo Nghệ thuật
Hội thảo do Charlotte Aguttes-Reynier khởi xướng và dẫn dắt
Sự kiện được tổ chức bởi Salmon Marketing Agency



French
English





Hiệp hội các Nghệ sĩ Châu Á tại Paris, do chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier làm chủ tịch, đã tổ chức một sự kiện tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 1 năm 2025 để nói về lịch sử nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1925-1945. Cuộc hội thảo khép lại với việc công bố dự án thành lập một Giải thưởng nhằm khuyến khích phát triển sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam. Gần 300 người đăng ký tham dự đã có cơ hội lắng nghe những trao đổi thú vị và bổ ích giữa các diễn giả. Sự kiện do bà Charlotte Aguttes-Reynier chủ trì, đặc biệt quy tụ hậu duệ của hai vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội: Victor Tardieu và Évariste Jonchère; của các giáo sư: Jacques Lebas, Nam Sơn, và của các học sinh của trường như Lê Phổ, Trịnh Hữu Ngọc, Mai Trung Thứ, và Vũ Cao Đàm.

Một ngày nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật
Hiệp hội các Nghệ sĩ Châu Á tại Paris, do chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier làm chủ tịch, đã tổ chức một sự kiện tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 1 năm 2025 để nói về lịch sử nghệ thuật trong giai đoạn 1925-1945, đặc biệt là về lịch sử của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

« Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.Với niềm đam mê về giai đoạn nghệ thuật này, hôm nay, tôi vinh hạnh được đóng góp công sức của mình vào việc làm sáng tỏ, một cách chính xác nhất có thể, những kiến thức về lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Tôi đã gửi lời mời tới một số hậu duệ của các nghệ sĩ, giáo sư và nhân vật tiêu biểu trong những năm 1925-1945 tới Hà Nội, để họ có thể chia sẻ với các bạn những hồi ức của gia đình và, nhờ vào trí nhớ vẫn còn nguyên vẹn của mình, kể lại những giai thoại về cuộc đời, về quá trình đào tạo nghệ thuật của ông cha họ... Chỉ có một nguyên tắc duy nhất hôm nay: nói về nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật ! »
— Charlotte Aguttes-Reynier, Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.

Dự án thành lập một Giải thưởng
Dưới bức bích họa lớn trang trí địa điểm lịch sử này - được thực hiện dựa trên tác phẩm của Victor Tardieu vào cuối những năm 1920 – Charlotte Aguttes-Reynier đã công bố dự án thành lập một giải thưởng mà bà mong muốn đặt tên là “Giải thưởng Tô Ngọc Vân”. Giải thưởng này sẽ tạo cơ hội cho các thí sinh xuất sắc - là học sinh của các trường nghệ thuật tại Việt Nam, có bước khởi đầu trên thị trường nghệ thuật quốc tế. Nhân dịp này, bà Charlotte Aguttes-Reynier đã gửi lời mời đến hậu duệ của các nghệ sĩ hoặc của các nhân vật lịch sử có liên quan - những người đã có mặt trực tiếp tại hội trường hay tham gia trực tuyến, xuất hiện cùng bà tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.



Hanoï, 7/1/25 – Ảnh Công bố dự án thành lập « Giải thưởng Tô Ngọc Vân » - Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025, cùng với sự hiện diện của mười hai hậu duệ đại diện cho hai hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương: Victor Tardieu (1925-1937) và Evariste Jonchère (1938-1945), cho các giáo sư: Jacques Lebas và Nam Sơn; cũng như các học trò của trường: Lê Phổ, Trịnh Hữu Ngọc, Mai Trung Thứ, và Vũ Cao Đàm, chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier đã công bố dự án thành lập một giải thưởng mà bà mong muốn đặt tên là “Giải thưởng Tô Ngọc Vân”. Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Michel Vu, Yannick Vu-Jakober, Trịnh Lữ, Ngô Kim Khôi, Arnaud Fontani, Alain Lê-Kim, Nicola Baudo, Aymeric Le Brun, Florence Fontani-Veron, Charlotte Aguttes-Reynier. Trong phòng, Bà Lebas cùng ông Benjamin và ông Alexandre Fontani. Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.


Với sự hiện diện của mười hai người thừa kế
Vào khoảnh khắc đáng nhớ này, mười hai hậu duệ đại diện cho hai hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương: Victor Tardieu (1925-1937) và Evariste Jonchère (1938-1945); cho các giáo sư: Jacques Lebas và Nam Sơn; cùng các học trò: Lê Phổ, Trịnh Hữu Ngọc, Mai Trung Thứ, và Vũ Cao Đàm, đã cùng xuất hiện bên chuyên gia.

Khoảnh khắc tưởng nhớ nhà sưu tầm Nguyễn Cang
Hội thảo được tổ chức vào ngày 7 tháng 1 năm 2025 tại Hà Nội, được dành để tưởng nhớ Nhà sưu tầm Nguyễn Cang – một học giả lỗi lạc đã cống hiến cả đời mình cho nghệ thuật, cho sự truyền bá tri thức và lịch sử Việt Nam. Sự kiện do chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier điều phối, bao gồm: Ba buổi tọa đàm, công chiếu lần đầu các đoạn phim tài liệu và giới thiệu về Giải thưởng Tô Ngọc Vân, tất cả đều diễn ra tại Hội trường lớn.



Hanoï, 7/1/25 - Ảnh – Phát biểu khai mạc hội thảo cùng Ông Hàn Ngọc Vũ, A&V Art Collection, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025


Gần 300 người tham gia đăng ký
Gần 300 người đã có cơ hội lắng nghe những trao đổi đầy thú vị và ý nghĩa giữa 20 diễn giả, sau khi đăng ký tham dự chương trình thông qua công ty tổ chức sự kiện Salmon Marketing Agency.



Hanoï, 7/1/25 - Ảnh – Chủ đề: Évariste Jonchère, một nhiệm kỳ cống hiến cho sự phát triển của nghệ thuật trang trí. Từ trái qua: Trịnh Lữ (bút danh của ông Trịnh Hữu Tuấn), con trai họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - tốt nghiệp năm 1938. Ngô Kim Khôi, cháu nội của họa sĩ Nam Sơn. Arnaud Fontani, hậu duệ của nghệ sĩ Évariste Jonchère, Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1938 đến 1944. Buổi thảo luận được điều phối bởi Charlotte Aguttes-Reynier. Giảng đường của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.




Paris, 11/10/2024 – Ảnh tư liệu minh họa cho cuộc hội thảo trong phim tư liệu được trình chiếu tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 1 năm 2025, được quay trong buổi tọa đàm do chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier tổ chức vào ngày 11 tháng 10 năm 2024. Chủ đề: Điêu khắc tại Trường Mỹ thuật những năm 1930. Diễn giả: Hubert Lacroix, Giám đốc xưởng đúc Susse từ năm 2003 đến 2023, phụ trách hồ sơ lưu trữ Susse, chuyên gia tại Tòa Phúc thẩm Paris và Yannick Vu-Jakober, con gái của nghệ sĩ Vũ Cao Đàm



Khán giả bao gồm các nhà sưu tầm, các nghệ sĩ đương đại, những người yêu nghệ thuật và các chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật
Niềm đam mê chung đối với lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam đã thu hút đông đảo những người yêu nghệ thuật bao gồm các nhà sưu tầm như vợ chồng ông Calvin Lâm và bà Đỗ Thị Hải Yến, vợ chồng ông Hàn Ngọc Vũ và bà Thạch Lê Anh - nhà sáng lập A&V Art Collection.



Hanoï, 7/1/25 - Ảnh - Cuộc thảo luận giữa hậu duệ của ông Évariste Jonchère với chuyên gia và các nhà sưu tầm: ông Arnaud Fontani, ông Alexandre Fontani, ông Calvin Lâm, bà Charlotte Aguttes-Reynier, bà Đỗ Thị Hải Yến, ông Benjamin Fontani. Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.


Cùng có mặt tại sự kiện là một số nghệ sĩ đương đại nổi tiếng như ông Hà Mạnh Thắng và ông Nguyễn Trần Ưu Đàm, cùng với bà Trần Kim Quế, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cũng như nhiều chuyên gia và chủ phòng tranh.



Hanoï, 7/1/2025 – Nhà sưu tầp vợ chồng Calvin Lâm và bà Đỗ Thị Hải Yến, vợ chồng ông Hàn Ngọc Vũ, bà Thạch Lê Anh -  A&V Art Collection, và con gái Hàn Ngọc Linh Chi. Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025. 



Hanoï, 7/1/25 - Ảnh – Tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật đa văn hóa Từ trái qua : nhà sưu tầm Hàn Ngọc Vũ, bà Charlotte Aguttes-Reynier, trên màn ảnh, con trai họa sĩ Lê Phổ - ông Alain Le-Kim, các nghệ sĩ Hà Mạnh Thắng và Nguyễn Trần Ưu Đàm. Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025




Paris, 11/10/2024 – Ảnh tư liệu minh họa cho cuộc hội thảo trong phim tư liệu được trình chiếu tại Hà Nội vào ngày 7 tháng 1 năm 2025, được quay trong buổi tọa đàm do chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier tổ chức vào ngày 11 tháng 10 năm 2024. Chủ đề: Quảng bá sáng tạo nghệ thuật thông qua các hội chợ, triển lãm và phòng tranh. Diễn giả: Philippe Augier, nhà sáng lập Bảo tàng Pasafika tại Bali. Ông Alain Le-Kim, con trai của họa sĩ Lê Phổ ; ông Daniel Gervis, nhà buôn tranh và nhà xuất bản, người sáng lập ba hội chợ nghệ thuật lớn: Basel Art Fair, Fiac, và Salon de Mars tại Paris và Geneva.



Hanoï, 7/1/25 - Ảnh - Cuộc thảo luận giữa Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và chuyên gia: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng phòng Truyền thông và Đối ngoại, bà Charlotte Aguttes-Reynier, và bà Trần Kim Quế, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.



Rất nhiều sinh viên và giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã đại diện cho Bà Đặng Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng nhà trường, người không thể tham dự vì lý do tang gia. Bức chân dung của bà đã được treo trang trọng trên bức tường của Hội trường, bên cạnh chân dung của hậu duệ các nghệ sĩ Lê Phổ, Mai Trung Thứ, và Vũ Cao Đàm.



Paris, 11/10/2024 – Ảnh tư liệu được treo tại Hội trường, chụp vào ngày 11 tháng 10 năm 2024: ông Michel Vu và bà Yannick Vu-Jakober (các con của nghệ sĩVũ Cao Đàm), bà Mai Lan Phương (con gái của họa sĩ Mai Trung Thứ), ông Alain Le-Kim (con trai của họa sĩ Lê Phổ), ông Aymeric Le Brun (cháu ngoại của họa sĩ Mai Trung Thứ), và chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier tại trụ sở của nhà đấu giá Aguttes, Paris vào ngày 11 tháng 10 năm 2024, trong buổi hội thảo về lịch sử nghệ thuật giai đoạn 1925-1945.



Hanoï, 11/01/2024 – Ảnh tư liệu được treo tại Hội trường, chụp vào ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội : Nhân dịp Lễ ra mắt sách tại Việt Nam, chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier gửi tặng tác phẩm sách mới xuất bản cho Bà Đặng Thị Phong Lan, Phó hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam



Các cuộc thảo luận góp phần tiết lộ những thông tin chưa từng được công bố
Các cuộc thảo luận đã diễn ra một cách sôi nổi, trong bầu không khí nghiêm túc và thân thiện. Sự hiện diện của hậu duệ những nhân vật đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào đổi mới nghệ thuật hiện đại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, cùng với các cá nhân có ảnh hưởng lớn với nền nghệ thuật hiện nay, đã làm sáng tỏ và phong phú thêm hiểu biết về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.


Những khoảnh khắc xúc động…
Chắt của Victor Tardieu đã có lời chia sẻ đầy xúc động với khán giả :

« (…) tôi muốn nhấn mạnh một khía cạnh, mà cuộc đời của ông Victor và ông Jean Tardieu là những minh chứng rõ ràng nhất, đây cũng là điều lý giải phần nào sự hiện diện của chúng ta ở đây ngày hôm nay: tôi đang nói về cách tiếp cận nghệ thuật mang tính nhân văn, về một nghệ thuật được sáng tạo thông qua sự khiêm tốn, tôn trọng và trình độ chuyên môn. (...) Tôi tin rằng đó chính là di sản quan trọng nhất, tinh thần mà Victor Tardieu, các cộng sự, học trò và những người kế thừa ông đã để lại, và điều này đã đóng góp vào sự trưởng thành của rất nhiều nghệ sĩ. Tinh thần tôn trọng giữa con người với con người và sự chân thành trong tìm kiếm nghệ thuật rất dễ lan tỏa, vì nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây thật là điều tốt đẹp, bởi vì nghệ thuật tạo nên sự kết nối giữa con người với nhau, bất chấp những biến động của lịch sử.

Đây chính là điều mà nhà thơ Nga Evgenij Evtushenko dường như muốn gửi gắm tới chúng ta qua những câu thơ sau (tạm dịch) :

‘Lịch sử vĩ đại của Trái Đất
Được dệt nên từ những câu chuyện nhỏ trên mặt đất
[...]
Cuộc đời lớn được dệt từ vô số cuộc đời nhỏ
Và lịch sử là tấm vải được dệt nên từ những câu chuyện cuộc đời.’

Lịch sử trải dài phía sau chúng ta, những cuộc đời vẫn sẽ nối tiếp nhau, kể cả cuộc đời của chúng ta – và chỉ có nghệ thuật mới trường tồn và chiến thắng cả thời gian lẫn không gian. »

— Nicola Baudo, chắt của ông Victor Tardieu, Hà Nội, ngày 7 tháng 1 năm 2025.


Một triển lãm về tranh ảnh tư liệu
Sảnh chính của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng đã diễn ra một cuộc triển lãm bao gồm các bức ảnh tư liệu, ảnh chân dung của một số nhân vật nổi bật trong thời kỳ này, cùng với bản sao của các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, minh chứng cho tài năng của các họa sĩ.

Buổi giới thiệu sớm về bộ sưu tập nghệ thuật trang trí của Jacques Lebas năm 1932 tại Hà Nội
Sự kiện diễn ra vào thứ Ba, ngày 7 tháng 1 tại Hà Nội cũng là dịp để chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật sẽ được đưa ra đấu giá tại Aguttes vào ngày 18 tháng 2 năm 2025. Bộ sưu tập lần đầu tiên được công bố tại Hà Nội, đã được miêu tả đầy cảm xúc bởi con gái của ông Jacques Lebas, người đã bay từ Pháp tới Việt Nam để tham gia sự kiện. Jacques Lebas, người bạn tâm giao và chỗ dựa tinh thần của Victor Tardieu, từng là giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Trường Mỹ thuật Đông Dương vào khoảng năm 1930, sau đó là giám học tại trường trung học Albert Sarraut trong những năm 1930. Ông đã trang trí ngôi nhà của mình bằng những bức tranh và tác phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi các học trò tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật. Bản sao của các tác phẩm này đã được trưng bày tại triển lãm hôm thứ Ba, trước khi được mang ra đấu giá vào ngày 18 tháng 2 năm 2025.



Victor Tardieu, Jacques Lebas và phu nhân, tại bậc thềm dinh thự của họ ở Trường Trung học Albert Sarraut,
Hà Nội, tháng 2 năm 1936. ©Lưu trữ Lebas



Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tác phẩm được cho là của Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
Paysage avec figures, circa 1929-1933
Sơn dầu trên toan
84 x 84 cm
Giá ước tính : 80 000 / 120 000 €
Bộ sưu tập Jacques Lebas, được bán đấu giá tại Aguttes vào ngày 18 tháng 2 năm 2025 tại Neuilly-sur-Seine, Pháp



Phiên đấu giá số [46] đang được chuẩn bị : Ngày 18 tháng 2 năm 2025





VỚI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA: Bà Sophie Maysonnave, Cố vấn Hợp tác và Hoạt động Văn hóa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam.

- Ông Philippe Augier*: Nhà sáng lập Bảo tàng Pasafika tại Bali ;
- Ông Nicola Baudo: Chắt của họa sĩ Victor Tardieu, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1937) ;
- Bà Anaïs Diez*: Chuyên gia bảo tồn và phục chế tranh Viễn Đông ;
- Ông Arnaud Fontani: Hậu duệ của họa sĩ Évariste Jonchère, Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương (1938-1944) ;
- Bà Florence Fontani-Veron*: Hậu duệ của họa sĩ Évariste Jonchère, Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương (1938-1944) ;
- Ông Daniel Gervis*: Nhà buôn tranh, nhà xuất bản và người sáng lập ba hội chợ: Basel Art Fair, Fiac, và Salon de Mars tại Paris và Geneva ;
- Bà Clémentine Guyot*: Giám đốc nghệ thuật châu Á tại Aguttes ;
- Ông Hà Mạnh Thắng: Nghệ sĩ đương đại Việt Nam, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 2004 ;
- Ông Hàn Ngọc Vũ (A&V Art Collection): Nhà sưu tập tư nhân tại Hà Nội ;
- Ông Hubert Lacroix*: Giám đốc Xưởng đúc Susse (2003-2023), phụ trách lưu trữ Susse, chuyên gia tại Tòa Phúc thẩm Paris ;
- Bà Lebas: Con gái của Jacques Lebas, người bạn tâm giao và chỗ dựa tinh thần của Victor Tardieu, giáo sư lịch sử nghệ thuật tại Trường Mỹ thuật Đông Dương (khoảng 1930), sau đó là giám học tại trường trung học Albert Sarraut trong những năm 1930 ;
- Ông Aymeric Le Brun*: Cháu ngoại của họa sĩ Mai Trung Thứ, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 ;
- Ông Alain Le-Kim: Con trai của họa sĩ Lê Phổ, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1930 ;
- Ông Ngô Kim Khôi: Cháu nội của họa sĩ Nam Sơn, giáo sư tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, phụ trách lớp dự bị ;
- Ông Nguyễn Trần Ưu Đàm: Nghệ sĩ đương đại Việt Nam, học tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM, sau đó tốt nghiệp UCLA năm 2001 ;
- Ông Trịnh Lữ: Con trai của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1938 ;
- Bà Yannick Vu-Jakober: Con gái của họa sĩ Vũ Cao Đàm, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1931 ;
- Ông Michel Vu: Con trai của họa sĩ Vũ Cao Đàm, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1931.

THAM DỰ TRỰC TIẾP TẠI HÀ NỘI, hoặc qua *Xem buổi phát lại hội thảo được tổ chức tại Paris vào tháng 10 năm 2024 (*). **Hội nghị trực tuyến



 
Charlotte Aguttes-Reynier và Ban "Họa sĩ Châu Á" qua các con số
•    10 năm hoạt động
•    Hơn 70 nghệ sĩ được giới thiệu
•    Hơn 1.000 tác phẩm hội họa, phác thảo, sơn mài và điêu khắc được thẩm định
•    Hơn 135 tác phẩm của Mai Trung Thứ được thẩm định và giới thiệu
•    Hơn 155 bức tranh của Lê Phổ được thẩm định và bán đấu giá
•    Hơn 110 tác phẩm của Vũ Cao Đàm được ghi vào danh mục và đưa ra thị trường


Để biết thêm thông tin hoặc đưa một lô hàng vào các cuộc đấu giá sắp tới của chúng tôi, vui lòng liên hệ
Charlotte Aguttes-Reynier
+33 (1) 41 92 06 49 - reynier@aguttes.com


 |  |   |